Chúa Giê-su giáng sinh, tại sao hơn 300 năm sau mới kỷ niệm?


Những ngày cuối năm, không khí làm việc có phần chậm lại, nhường chỗ cho sự nhộn nhịp trên phố. Sau Lễ Tạ ơn vào tuần thứ tư của tháng 11, thì đến Black Friday, lúc ấy đã bắt đầu cho một kỳ mua sắm cuối năm. 

Trong cái thời tiết se se lạnh, chúng ta lại đến với ngày Giáng sinh, bố mẹ mua sắm đồ ông già Noel cho các bé, những bạn trẻ thì hay chụp ảnh check-in, những tín đồ Công giáo đi nhà thờ hoặc tổ chức tiệc Giáng sinh.

Trên thực tế Giáng sinh là ngày sinh của Giác Giả Giê-su, để tưởng niệm những cống hiến của Ngài cho thế giới. Hiện nay, Giáng sinh được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng có một điều kỳ lạ là: Chúa Giê-su giáng sinh, nhưng mãi hơn 300 năm sau con người mới tổ chức kỷ niệm. Vậy thì đoạn giữa 300 năm ấy đã có chuyện gì xảy ra, và nếu đã tưởng nhớ Giáng sinh thì nên tưởng nhớ điều gì, kính mời quý bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Những điều ‘kỳ lạ’ khi Chúa giáng sinh

Đầu tiên nói một chút về thời gian tổ chức và tên gọi của Lễ Giáng sinh. Lễ Giáng sinh là một ngày lễ của các tín đồ Cơ Đốc giáo kỷ niệm ngày Chúa Giê-su ra đời. Lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12, nhưng thường được mừng từ tối 24/12, bởi vì theo lịch Do Thái, thì thời điểm bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải là lúc nửa đêm. Lễ Giáng sinh chính thức vào 25/12 được gọi là ‘lễ chính ngày’, còn lễ tổ chức vào đêm 24/12 gọi là ‘lễ Vọng’, và thường thu hút nhiều người tham gia hơn ‘lễ chính ngày’.

Lễ Giáng sinh còn có các tên gọi như sau:

Noel: bắt nguồn từ tiếng Pháp là Noel, có nghĩa là ‘ngày sinh’. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel trong tiếng Hebrew, có nghĩa là ‘Thiên Chúa ở cùng chúng ta’. Điều này được chép trong sách Phúc âm của Matthew (Ma-thieu).

Christmas: được ghép vào từ 2 từ là Christ và Mass. Trong đó Christ (còn được phiên âm là Kitô hoặc Cơ Đốc) là tước hiệu của Giê-su, còn Mas là viết tắt của Mass, nghĩa là thánh lễ. Do đó Christmas nghĩa là ‘ngày lễ của Đức Kitô’.

Xmas: có người dùng Xmas thay cho Christmas, tức thay Christ chỉ bằng chữ X. Sở dĩ có cách viết này là do Christ trong tiếng Anh vốn có nguồn gốc từ chữ Χριστός (đọc là Khrīstos) trong tiếng Hy Lạp, với chữ X đứng đầu. Do đó, viết Xmas thực ra là cách viết tắt trong tiếng Hy Lạp.

Đây là vài nét về thời gian tổ chức và một số tên gọi của Lễ Giáng sinh.

Về câu chuyện giáng sinh của Chúa Giê-su, thì được mô tả trong kinh Tân Ước, trong đó nói rằng: Mẹ của Chúa Giê-su là bà Maria. Trong Phúc âm Matthew và Phúc âm Luca, Maria được mô tả là một trinh nữ, bà mang thai và sinh ra Giêsu là do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Việc mang thai này xảy ra khi bà còn là một thiếu nữ 14 tuổi (theo Cựu ước), lúc ấy bà đã đính hôn với Giuse, hai người đang trong thời gian chờ hoàn thiện nghi thức kết hôn theo tập tục người Do Thái. 

Sau khi biết bà Maria có thai, Giuse liền bỏ đi, và trong đêm đó Giuse nằm mộng thấy Sứ Thần hiện ra và giải thích rằng: thai ấy chính là Con Thiên Chúa. Maria và Giuse đã cùng chuyển đến vùng Bethlehem xứ Judea, nay là một thành phố của Palestine ở khu Bờ Tây, cách thành phố Jerusalem khoảng 10 km về phía nam.

than giao chua gie su giang sinh tai sao hon 300 nam sau moi ky niem (2)
Tranh vẽ Maria và Giuse đã cùng chuyển đến vùng Bethlehem xứ Judea.

Khi Giuse và Maria đến thành Bethlehem, vì nhà trọ không còn chỗ trống nên họ phải ngủ cạnh máng cỏ nuôi gia súc. Đức Mẹ Maria đã sinh ra Giê-su và đặt chúa hài đồng trong máng cỏ đó.

Đến đây chúng ta thấy được 2 chi tiết đắt giá, một là Đức Mẹ đồng trinh mang thai Chúa Giê-su, hai là hình ảnh máng cỏ.

Trong Kinh Thánh nói rằng bà mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần, chứ không phải mang thai theo cách thông thường. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, tuy nhiên trong lịch sử cũng có không ít những chuyện kỳ là về sự xuất sinh của đấng phi thường.

Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên có viết rằng:

Những thánh Hiền sinh ra, tất khắc có thưởng, đó là do mệnh trời mà sinh, như nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người lớn mà dựng lên nhà Chu, đều là ghi chép sự thật như thế.

Cụ thể hơn là: Bà Giản Địch nuốt trứng chim huyền điểu (chim én) mà sinh ra ông Tiết, là tổ nhà Thương. Bà Khương Nguyên giẫm vào vết chân người khổng lồ rồi sinh ra ông Khí, tức Hậu Tắc, là tổ nhà Chu.

Những sự việc như thế trong lịch sử có rất nhiều, như mẹ Hán Cao Tổ Lưu Bang nằm mơ rồng chui vào bụng mà sinh ra ông; hay như mẹ của Phật Thích Ca Mâu Ni là bà Maya mơ thấy con voi trắng mà sau đó sinh ra ông. Sự xuất sinh của Chúa Giê-su cũng có sự thần kỳ như thế, bởi vì bà Maria là Đức Mẹ đồng trinh. Từ đó chúng ta thấy được, những điều kỳ lạ hay thần tích thật sự tồn tại, chứ không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng, chỉ là khi đức tin vào Thần giảm xuống, người ta dần không thấy và không tin những thần tích nữa.

than giao chua gie su giang sinh tai sao hon 300 nam sau moi ky niem (3)
Tranh vẽ mẹ Phật Thích Ca mơ thấy con voi trắng.

Điểm thứ hai là chi tiết về Chúa Giê-su sinh ra trong máng cỏ, đây là một chi tiết rất đắt giá. Đắt giá ở chỗ nào? Chúng ta thử đặt giả thiết rằng: nếu sau khi ngài giáng sinh, ngài triện đủ thần thông, ‘đao thương bất nhập’, đi lại như thần, ‘bạch nhật phi thăng’ v.v. liệu có được chăng? Không được, bởi vì như thế thì cả những kẻ ‘thập ác bất xá’ đều quy phụng ngài, như thế còn gì để ngộ? Trong tôn giáo thường giảng về tín và ngộ, nếu triển hiện điều phi thường thì sẽ không có sự khác biệt giữa tin và không tin.

Đã là như thế, Chúa Giê-su từng có đôi lần triển hiện thần thông, nhưng tín đồ vẫn có chút ngờ vực về ngài, thậm chí tự vấn bản thân rằng ‘liệu ngài có phải là Giác Giả hay không’. Trong kinh Tân Ước có câu chuyện về Chúa Giê-su dẹp yên cơn bão, nội dung đại ý là: Chúa Giê-su cùng các môn đồ của ngài đi trên một chiếc thuyền, lúc đó trời đang bão, còn Chúa Giê-su thì đang ngủ. Các môn đồ sợ quá mới đánh thức Chúa Giê-su. Lúc đó ngài tỉnh dậy và lệnh cho gió ngừng thổi, sóng phải tan, rồi ‘trời yên bể lặng’ trở lại. 

Chúng ta thấy rằng, mặc dù ở bên cạnh Chúa Giê-su – bậc Giác Giả thời đó, nhưng môn đồ vẫn chưa đủ đức tin đối với ngài. Đây là vấn đề đức tin, tín đồ dù biết và ở bên cạnh Chúa Giê-su, nhưng vẫn khởi tâm nghi ngờ, câu chuyện về môn đồ ‘Tô ma không dám tin Chúa phục sinh, dùng tay chạm vào sườn Đấng Kitô’ cũng có điểm giống như thế.

than giao chua gie su giang sinh tai sao hon 300 nam sau moi ky niem (4)
Tranh vẽ tín đồ Tô ma sờ vào sườn Chúa Giê-su.

Do đó thấy rằng khi Chúa Giê-su xuất hiện trong hình hài con người, vẫn có thân thể xác thịt, chính là để xem con người có nhận ra ngài hay không. Nếu lúc nào ngài cũng thần thông phi thường thì tất cả mọi người đều tin, cho nên không có sự phân biệt giữa người tin và không tin, cũng không có tồn tại vấn đề về ‘ngộ tính’.

Môn đồ của Chúa Giê-su đã từng gặp phải những thử thách về đức tin, có người vượt qua, có người vẫn còn chưa tin hoàn toàn, nhưng trên cơ bản vẫn là tín Chúa. Tín đồ là như vậy, còn đối với người bình thường thì sao, họ có tin Chúa hay không? Tại sao năm Chúa sinh được tính là năm bắt đầu của Dương Lịch, nhưng mãi hơn 300 năm sau mới công nhận ngày Chúa Giáng sinh?

Chúa Giê-su giáng sinh, tại sao hơn 300 năm sau mới kỷ niệm?

Vào thời Chúa Giê-su, Do Thái giáo đã mạt pháp, hoàn toàn không thể cứu rỗi con người nữa. Chúa Giê-su đã giáng sinh, truyền giảng tân pháp, quy chính tư tưởng, khiến một lượng lớn người tin theo. Nhưng điều này đã làm thế lực Do Thái giáo tức giận.

Những người đứng đầu Do Thái giáo muốn hại chết Chúa Giê-su. Chúa biết điều này nhưng ngài vẫn đến thánh địa của người Do Thái là Jerusalem.

Không lâu sau khi Chúa Giê-su đến Jerusalem, ngài đã bị bắt trên đỉnh núi Olives, rồi bị chính những người Do Thái đóng đinh lên thập tự giá. Sau khi Chúa Giê-su bị đóng đinh lên thập tự giá, Đế quốc La Mã bức hại Cơ Đốc giáo 300 năm (ở giữa vẫn có những lúc gián đoạn). 

Đế quốc này đã biên tạo rất nhiều lừa dối để gán lên tín đồ Cơ Đốc giáo, nói rằng họ giết rồi uống máu trẻ em, loạn luân v.v. Sau khi biên tạo tin đồn, họ ném tín đồ Cơ Đốc giáo vào đấu trường thú, những tín đồ này bị dã thú cắn xé ăn thịt. Sau đó họ còn buộc tín đồ cùng với cỏ khô, đổ dầu rồi thiêu sống để làm ngọn đuốc chiếu sáng công viên người La Mã vào buổi tối.

than giao chua gie su giang sinh tai sao hon 300 nam sau moi ky niem (5)
Tranh vẽ tín đồ của Chúa Giê-su bị bức hại.

Năm sinh của Chúa Giê-su được tính là năm bắt đầu Dương Lịch, nhưng vì Cơ Đốc giáo bị bức hại hơn 300 năm, mãi cho đến năm 312, Hoàng đế Constantinus của Đế quốc La Mã đã cải đạo sang Cơ Đốc giáo, đồng thời ban bố Sắc lệnh Milano chấm dứt thảm sát tín đồ Cơ Đốc giáo. Sau đó đến năm 354, Giáo hoàng Liberius (Li bê ri ớt) mới công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành Lễ Giáng sinh của Chúa Giê-su.

Khi đọc được câu chuyện tín đồ Cơ Đốc giáo bị bức hại hơn 300 năm, tôi có chút cảm khái, biết rằng con đường truyền pháp của Giác Giả vô cùng gian truân, thậm chí còn bị những người cùng tộc đóng đinh lên thập tự giá… Lúc đó tôi nghĩ, Chúa Giê-su giảng đạo làm người tốt, từ bi, bác ái, ‘yêu người như yêu mình’, trên thực tế là đề cao giá trị đạo đức, nhưng người thời ấy không tin ngài, thậm chí còn bức hại ngài. Mãi đến hơn 300 năm sau khi Chúa Giê-su truyền pháp, thì Cơ Đốc giáo mới hồng truyền khắp thế giới. 

Trong thế gian bị hiện thực che mờ, con người ta dần mất đi đức tin vào những điều tốt, mất đi tín ngưỡng đối với Thần. Sự việc Giác Giả hạ thế truyền pháp độ nhân, rồi tín đồ bị bức hại, đã để lại một bài học giáo huấn cho hậu thế về đức tin, về phân biệt thiện ác, đây có thể là một tham khảo để nhìn nhận những sự việc có nét tương đồng hiện nay và tương lai.

Trên thực tế, khi nhìn vào những ngày lễ kỷ niệm, chúng ta sẽ phát hiện một điều rất thú vị, đó là: Có nhiều người vô cùng xuất sắc, đã làm rất nhiều cống hiến cho thế giới, thì ngày sinh của họ trở thành ngày lễ (Tiết nhật – 節日). Ví như ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là Lễ Phật Đản, ngày sinh của Chúa Giê-su gọi là Lễ Giáng Sinh, ngày sinh của Khổng Tử thì mọi người cũng chúc mừng, hay như ngày sinh của những Tổng thống kiệt xuất của nước Mỹ cũng biến thành President’s Day v.v.

Hôm nay, khi mùa Giáng sinh lại tới, thì chỉ nói về việc mua sắm, check-in, ăn uống… mà không nói về những điều Ngài dạy, thì đây quả là một thiếu sót lớn. Do đó tinh thần của một lễ kỷ niệm nằm ở những điều mà người ấy cống hiến cho nhân loại như khuyến thiện, nâng cao đạo đức… chứ không chỉ dừng lại ở những điều trên bề mặt.

Khi nhìn vào sự xuất hiện của Giác Giả hoặc Thánh nhân, chúng ta phát hiện rằng thời ấy đạo đức con người đã xuống dốc, ví như thời của Chúa Giê-su thì Do Thái giáo đã pháp mạt; thời của Phật Thích Ca Mâu Ni thì Bà La Môn đã không còn là chính giáo, xuất hiện tình huống sát sinh để cúng tế; thời của Khổng Tử tử thì ‘Lễ băng Nhạc hoại’, quân thần không còn nói đạo lý mà dựa vào vũ lực. 

Quay nhìn lại thời kỳ hiện nay, chúng ta thấy đạo đức con người đã xuống cấp nghiêm trọng, con người vì lợi mà sẵn sàng triệt hạ lẫn nhau, thêm vào đó còn có những hiện tượng loạn tính, đảo lộn luân thường đạo lý, con người không những không chán ghét hiện tượng hủ bại, mà còn muốn mình được hủ bại.

… Vậy thì với tình trạng đạo đức như vậy, thì liệu Giác Giả có xuất hiện hay không, và nếu xuất hiện thì vị ấy là người như thế nào, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

Chu Thuần

Chú thích:
(*) Ảnh chụp từ Youtube Thân giáo. 

Có thể bạn quan tâm:

The post Chúa Giê-su giáng sinh, tại sao hơn 300 năm sau mới kỷ niệm? appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/09ML78I
via

Black Friday là gì? ‘Thương đạo’ nằm trong Black Friday như thế nào?


Có người cho rằng Black Friday, tức ngày ‘Thứ Sáu Đen’ là ngày mua sắm lớn với nhiều mặt hàng giảm giá sâu. Nhưng trên thực tế, Black Friday lại mang một giá trị nhân văn thể hiện tinh thần của thương nhân.

Vậy thì rốt cuộc Black Friday là gì, có lịch sử và ý nghĩa như thế nào? Kính mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thời gian của Black Friday

Ngày Black Friday là ngày thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ ơn. Lễ Tạ ơn được lấy là ngày thứ Năm tuần thứ tư trong tháng 11, cho nên Black Friday sẽ là ngày thứ Sáu tuần thứ tư của tháng 11. Trong năm nay 2022, Lễ Tạ ơn là ngày thứ Năm 24/11, còn Black Friday là ngày thứ Sáu 25/11.

Black Friday là gì?

Black Friday có nhiều người dịch word by word là ngày ‘Thứ Sáu đen tối’, cá nhân tôi không tán thành lắm cách dịch trên, bởi vì từ ‘đen tối’ có nghĩa không hay (u ám, đen tối, phụ diện), và cách dịch này không toát lên được ý nghĩa thật sự của ngày này, cho nên tôi dịch Black Friday là ngày ‘Thứ Sáu Đen’.

‘Đen’ ở đây là một thuật ngữ kinh tế trong tiếng Anh. Trong tiếng Anh, thuật ngữ ‘In The Black’ chỉ tình trạng doanh nghiệp làm ăn có lợi, còn thuật ngữ ‘In The Red’ chỉ tình trạng làm ăn thua lỗ, từ đó khi theo dõi sổ sách kế toán, người ta thường ghi số lợi nhuận bằng mực đen, còn số thua lỗ bằng mực đỏ. Hiện nay người ta thường sử dụng Excel để làm bảng tính, trên tinh thần của ngày xưa, họ vẫn lấy chữ đen đậm để biểu thị lợi nhuận, còn chữ đỏ đậm để chỉ thua lỗ. Do đó nếu doanh nghiệp nào phần tổng kết có màu đen, thì vào ngày Black Friday, họ sẽ giảm giá để ‘nhượng lợi’ (讓利: nhường phần lợi/lợi ích) và tri ân khách hàng.

Còn tại sao Black Friday được tổ chức vào ngày thứ Sáu, thì cá nhân tôi cho rằng, lúc ấy là thời điểm gần cuối tuần, lại còn sau Lễ Tạ ơn nữa, cho nên người ta có thời gian mua sắm chuẩn bị cuối năm, để có một mùa Giáng sinh và Tết Dương lịch ấm cúng.

Về nguồn gốc của Black Friday cũng có một số cách nói khác nhau.

Có cách nói cho rằng ngày này có xuất xứ từ tình trạng tắc nghẽn giao thông xảy ra vào ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ Ơn (diễn ra vào thứ Năm) của năm 1965 ở Philadelphia, Mỹ. Lúc đó hàng trăm nghìn người Mỹ chen chúc nhau ở các con phố, vỉa hè để đi mua sắm cho Lễ Noel sắp đến; và theo truyền thống ngày thứ Sáu sau Lễ Tạ ơn được xem là ngày bắt đầu mùa mua sắm Giáng sinh. 

Một số khác cho rằng, tên gọi Black Friday được bắt nguồn từ những năm 1950 tại thành phố Philadelphia, khi ấy cảnh sát địa phương được đã sử dụng thuật ngữ này để mô tả các thứ Sáu sau ngày Lễ Tạ Ơn vì đó là một ngày ‘đặc biệt khó khăn’ đối với họ, do khối lượng người mua sắm tăng vọt đổ vào thành phố từ các vùng ngoại ô.

Còn về các mốc thời gian liên quan đến Black Friday, thì theo tờ ‘USA Today’, ngày Black Friday bắt đầu được nhắc tới vào năm 1939, khi Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ là Franklin D. Roosevelt đứng trước sức ép phải chuyển Lễ Tạ Ơn từ ngày thứ Năm tuần thứ năm trong tháng 11 đổi thành ngày thứ Năm tuần thứ tư với mục đích là: kéo dài kỳ mua sắm Giáng sinh.

Ông cho rằng, khi mùa mua sắm kéo dài, người ta sẽ chi tiêu nhiều hơn, và nền kinh tế đang khủng hoảng lúc bấy giờ sẽ nhận được một sự thúc đẩy cần thiết. Đây ý tưởng hình thành nên sự ra đời của Black Friday theo cách nhìn này.

Sự thay đổi của ngày Lễ Tạ Ơn chính thức được công nhận vào năm 1941. Độ hơn chục năm sau, tức năm 1952, thì thuật ngữ Black Friday mới thật sự nổi bật.

‘Thương đạo’ (đạo của thương nhân) trong ngày Black Friday

Theo cách nhìn Black Friday là ‘In The Black’, tức doanh nghiệp làm ăn có lãi khi tổng kết, thì vào ngày Black Friday này họ sẽ có chương trình giảm giá sâu. Vì tổng kết đã có lãi, đủ chi phí chi trả cho nhân viên, nên các doanh nghiệp sẽ giảm giá để khách hàng có thể mua những món hàng với giá ‘mềm’, còn doanh nghiệp tuy lợi ích có thể giảm đi một chút, nhưng họ cũng rất vui vì đã dành phần lợi còn lại để tri ân khách hàng. Đây chính là ý nghĩa nhân văn ‘nhượng lợi’ của doanh nhân.

Có một câu chuyện về tinh thần ‘nhượng lợi’ trong buôn bán mà tôi được một người anh kể lại. Anh là người Sài Gòn, anh kể rằng, hồi đó ở miền nam, người ta bán một ‘chục’ không phải là 10, mà là ‘một chục 12’, ‘một chục 16’ v.v. tức là có điều chỉnh ‘một chục’ này phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển và khoảng cách đến nơi tiêu thụ.

Ví như anh ở Sài Gòn, anh sẽ bán một chục là 10 cho người ở gần đó (có thể là hàng xóm), nhưng anh lại bán một chục là 12 cho anh Ba ở Long An, bán một chục là 14 cho chú Tư ở Tiền Giang, còn bán một chục 16 (thậm chí một chục 20) cho cô Sáu ở Cà Mau; nhưng anh vẫn lấy giá của một chục 10 trái. Anh điều chỉnh như vậy là căn cứ theo khoảng cách và điều kiện vận chuyển, khi đến nơi là số quả còn nguyên là 10. 

Ở đây ta thấy được rằng, người bán sẵn sàng nhượng lợi cho người khác để người khác không phải chịu lỗ. Đây cũng là tinh thần ‘nhượng lợi’ của người buôn bán.

Nói về ‘nhượng lợi’, thì trong kênh Youtube cá nhân ‘Ái Lệ thoại ngũ thiên‘ (愛麗話五千), người dẫn chương trình là cô Ái Lệ có kể về 4 đặc điểm của thương nhân thời cổ đại trong đó có ‘nhượng lợi’, từ đó chúng ta sẽ phá giải được hiểu lầm cho câu ‘mười người buôn, chín kẻ gian’.

Nhượng lợi

Cô Ái Lệ nói rằng, vào thời cổ đại, việc mua bán ngũ cốc sử dụng ‘thăng’ hoặc ‘đấu’ để đo lường. ‘Thăng’ hoặc ‘đấu’ có hình dạng trên to dưới nhỏ, giống như hình thang, nhưng kích thước lớn hơn cái bát nhiều. 

than giao black friday la gi thuong dao nam trong black friday nhu the nao (2)
Thăng, đấu có hình dạng trên to dưới nhỏ, giống hình thang cân, nhưng to hơn cái bát minh hoạ trong video của cô Ái Lệ. Ảnh chụp từ Youtube.

Theo cách làm thông thường, thì sau khi bạn đong đầy một thăng hay một đấu gạo, sẽ gạt bằng mặt; nhưng thương nhân lại cho khách hàng thêm một nhúm gạo nhỏ, tạo thành một ‘tiêm’ (尖: đỉnh nhọn), gọi là ‘thiêm đầu’ (添頭: đỉnh cho thêm) để cho người mua vui vẻ. Thời cổ đại, rất nhiều người bán thực phẩm đều làm như vậy.

than giao black friday la gi thuong dao nam trong black friday nhu the nao (3)
Ảnh ‘thiêm đầu’, tức phần đầu nhọn cho thêm. Ảnh chụp từ Youtube.

Dần dần, xã hội sinh ra cách nói ‘Vô thương bất tiêm’ (無商不尖: không có thương nhân nào mà không đong thêm đỉnh nhọn cho khách hàng), miễn là thương nhân thì sẽ nhượng lợi (讓利: nhường lại lợi ích). Khách hàng vui vẻ hài lòng, thương nhân có danh tiếng tốt, khách hàng sẽ quay lại, như thế chuyện làm ăn mới lớn hơn và tốt hơn.

Ngoài việc bán lương thực, những người bán vải cũng có cách nói ‘Túc xích phóng tam’ (足尺放三: đo đủ một xích 33cm thì thêm ba thốn tức 10cm nữa. Xích và thốn là đơn vị đo chiều dài thời cổ đại). Còn khi mua dầu, mua giấm, thì thương nhân thường hay múc thêm một muôi cho khách hàng vào lúc cuối.

Do đó cách nói nhượng lợi ‘Vô thương bất tiêm’ là ‘khuôn vàng thước ngọc’ mà các thương nhân cổ đại áp dụng trong làm ăn, và đó cũng là bí quyết thành công đã được nghiệm chứng qua thời gian.

Sau này lại một cách nói biến dị là ‘Vô thương bất gian’ (無商不奸: không có thương nhân nào mà không gia nhập trá). Có sự hiểu lầm này là bởi vì chữ ‘tiêm’ (尖: đầu nhọn, pinyin là jian) đồng âm với chữ ‘gian’ (奸: gian trá, gian xảo; pinyin cũng đọc là jian1). Trên thực tế thì thương nhân thời cổ đại và một số nơi đạo đức còn cao có mang một tinh thần nhượng lợi như vậy, còn câu nói ‘Mười người buôn, chín kẻ gian’ là cách nói biến dị sau này.

Thành tín

Tiếp theo cô Ái Lệ chia sẻ đặc điểm thứ hai của thương nhân cổ đại, đó là Thành tín (誠信: chân thành và giữ chữ tín. 

Người xưa vô cùng coi trọng thành tín, thương nhân lại càng cần như thế, bởi một khi tín nhiệm bị tổn hại thì sẽ không còn ai đến mua nữa. Thời cổ đại thì 1 cân là 16 lượng, cho nên mới có câu ‘Kẻ tám lạng, người nửa cân’.

Thế thì, tại sao 1 cân có 16 lượng? Cổ nhân cho rằng, chòm sao Bắc đẩu có 7 ngôi sao, Nam đẩu có 6 ngôi sao, bên cạnh còn có 3 ngôi sao Phúc Lộc Thọ, tổng cộng là 16 ngôi sao, tương ứng với 1 cân chia ra 16 lạng.

Người làm ăn tin rằng, nếu như cân thiếu thì các vị thần cai quản ba sao Phúc Lộc Thọ sẽ trừng phạt họ. Nếu thương nhân cân thiếu 1 lạng thì thần tiên sẽ giảm phúc khí của họ, nếu cân thiếu 2 lạng thì giảm bổng lộc, cân thiếu 3 lạng thì sẽ tổn thọ. Vì vậy, thương nhân cổ đại không hề lừa dối khách hàng để thu lợi nhỏ. Ngược lại, các thương nhân thà là chịu tổn thất, cũng phải bảo trì thành tín.

Trong cuốn ‘Dung trai tùy bút’ vào triều Tống có ghi lại một câu chuyện như sau. Có một người đàn ông tên là Trần Sách ở thành Lữ Nam, khi mua một con lừa, ông ta đã mua phải một con không thể đóng yên để dùng. Trần Sách không cam tâm bán lừa cho người khác, nên ông nuôi nó trong một ngôi nhà tranh ở ngoài đồng rồi để cho nó chết già.

Một ngày nọ, một vị quan đi ngang qua đây, con ngựa của ông ta đột nhiên chết đi. Con trai Trần Sách cùng với người quản lý chợ giảo hoạt lập kế, họ mài bằng lưng con lừa, giả trang như con lừa này chở được đồ, như vậy thì có thể bán cho vị quan nhân. Trần Sách sau khi nghe được, tự mình đuổi theo gặp vị quan nhân đó, đem chuyện con lừa không có khả năng chở đồ này nói ra, sau đó không những giữ lại con vật mà còn bồi thường tiền mua lừa cho vị quan kia rồi mới quay về. 

than giao black friday la gi thuong dao nam trong black friday nhu the nao (4)
Tranh vẽ minh hoạ cho chuyện con trai Trần Sách mài bằng lưng con lừa để bán cho vị quan. Ảnh chụp từ Youtube.

Ở đây thấy rằng, Trần Sách thà để mình chịu thiệt còn hơn bán ‘đồ dởm’ cho người khác, điều này thể hiện đạo đức của người xưa, không vì lợi nhỏ mà làm trái lương tâm.

Cô Ái Lệ kể thêm một câu chuyện nữa, vào thời nhà Tống, có một người tên là Tăng Thúc Khanh, ông ta mua một lô đồ gốm và muốn chuyển lên phương bắc để trao đổi hàng hóa, nhưng gặp lúc thiên tai xảy ra ở phương bắc, đồ gốm không bán được.

Lúc này, có người đến gặp Tăng Thúc Khanh và yêu cầu ông bán lại hết lô đồ gốm, thế là Tăng Thúc Khanh giao lô đồ gốm cho anh ta. Sau khi Tăng Thúc Khanh thu tiền xong, ông hỏi người kia: ‘Anh định vận chuyển những thứ này đi đâu?’. Người đó nói: ‘Tôi muốn làm tiếp kế hoạch ban đầu của ông’.

Tăng Thúc Khanh đem chuyện phương bắc phát sinh thiên tai nói cho người này biết, sau đó cũng không bán lô đồ gốm cho anh ta nữa. Tăng Thúc Khanh nói với vị khách này: ‘Tôi chẳng lẽ không báo cho anh sự việc này, nhỡ anh chịu tổn thất thì phải làm sao’.

than giao black friday la gi thuong dao nam trong black friday nhu the nao (5)
Tranh vẽ minh hoạ cho câu chuyện Tăng Thúc Khanh không bán đồ gốm cho người khách vì sợ họ tổn thất do phương bắc chiến loạn. Ảnh chụp từ Youtube.

Tăng Thúc Khanh dù rất nghèo khổ, ăn mặc đói rét, đã gặp được cơ hội thoát khỏi cảnh hàng hóa tồn đọng; nhưng ông vẫn không bán số đồ gốm cho người kia, vì làm thế là tổn hại lợi ích của người khác.

Từ những câu chuyện trên cho thấy người xưa rất thành tín, không dối gạt, sẵn sàng xả bỏ lợi ích để giữ gìn tín nghĩa.

Xả đắc

Để minh chứng cho đặc điểm thứ tư của thương nhân cổ đại, cô Ái Lệ đã kể câu chuyện về Phạm Lãi. 

than giao black friday la gi thuong dao nam trong black friday nhu the nao (6)
Tranh vẽ Thương Thánh Phạm Lãi – Tướng quốc nước Việt thời Xuân Thu. Ảnh Wikipedia.

Hơn 2000 năm trước, có một kỳ nhân tên là Phạm Lãi, ông đã bỏ hơn 20 năm phò tá Việt Vương Câu Tiễn phục quốc. Sau khi thành công, không muốn được ban thưởng bất cứ điều gì, mà ‘công thành thân thoái’, mang theo tay không mà đến nước Tề.

Ở nước Tề, Phạm Lãi đã lập nghiệp buôn bán làm ăn từ hai bàn tay trắng. Vì làm ăn quá tốt, nên ông được Tề vương triệu làm Tướng quốc. Lần này ông lại bỏ hết gia tài, giao lại ấn tướng, hai bàn tay trắng trốn đi, cả gia đình chuyển đến Đào địa (đất Đào). 

Ở đất Đào, Phạm Lãi khởi đầu kinh doanh lại lần nữa. Ông bắt đầu công việc kinh doanh của mình, và trong suốt 19 năm, ông đã 3 lần tích lũy tài phú được ngàn vàng, lại 3 lần sơ tán mà vứt bỏ hết.

Sau này trong bài thơ ‘Thương tiến tửu’ (將進酒: Xin mời rượu), Thi tiên Lý Bạch có câu:

Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng
Thiên kim tán tận hoàn phục lai

Nguyên văn Hán tự:

天生我才必有用
千金散盡還復來

Tạm dịch:

Trời sinh ta ắt có chỗ dùng
Ngàn vàng tán tận lại làm nên

Đây chính là những câu thơ nói về Thương Thánh Phạm Lãi.

Trong tâm mắt của Phạm Lãi, quan cao lộc dày, gia tài vạn quán (萬貫: vạn xâu tiền) đều là vật ngoại thân, có thể bình thản mà coi nhẹ. Phạm Lãi chính là người có thể nhẹ nhàng ‘xả bỏ’, sau này vẫn làm lại mà ‘đắc được’.

Đạo nghĩa

Đặc điểm thứ tư của doanh nhân thời xưa là Đạo nghĩa.

Trên thực tế, từ 2500 năm trước, Khổng Tử đã bàn về thái độ của con người nên có đối với tài phú. Khổng Tử nói: ‘Phú quý thì ai cũng muốn, nhưng không dùng đạo để có được nó thì không được’. Sau này câu nói này của Khổng Tử trở thành cách nói: ‘Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo’ (Người quân tử coi trọng của cải, nhưng muốn lấy nó phải dựa vào đạo lý).

Bốn đặc điểm của thương nhân thời xưa mà cô Ái Lệ chia sẻ, thực chất cũng là những nguyên tắc làm người như: biết nghĩ cho người khác (nhượng lợi, thành tín), xem nhẹ vật chất (xả đắc), và sống có Đạo nghĩa. 

Khi nhìn vào Black Friday theo ý nghĩa là nhượng lợi và tri ân khách hàng, chúng ta cũng  thấy được những đạo lý này. 

Nhượng lợi thì đã rõ ràng rồi, giảm sâu rất nhiều mặt hàng để người mua có được một giá tốt. Tôi nhớ từng coi Youtube của một anh người Việt ở Mỹ, anh là người phân tích các vấn đề thời sự, nổi tiếng vì hay nói câu “Gió đưa cây cải về Trời…”. Anh ấy phỏng vấn một chủ chuỗi cửa hàng điện tử Teletron, người chủ ấy nói rằng việc giảm giá sâu còn giúp cho những người có hoàn cảnh kinh tế eo hẹp mua được sản phẩm với giá mềm mà bình thường không mua được.

Về Thành tín, thì cứ đến độ sau Lễ Tạ ơn thì hầu hết các doanh nghiệp đều giảm giá, giảm giá thật sự chứ không phải là tăng giá lên rồi tính toán lại để giảm giá, kiểu như ‘mua 2 tặng 1 tính tiền 3’. Đây là chân thành và giữ chữ tín về mặt thời gian.

Về Xả đắc, tôi thấy rằng đây là một điều rất hay của Black Friday. Nếu một doanh nghiệp làm ăn chân chính, khi tổng kết bảng kế toán đã đạt được việc cân đối các khoản chi phí, thì việc cho khách hàng mức giá tốt không phải là điều thiệt. Bởi vì như đã nói ở trên, lúc ấy: khách hàng vui vẻ, doanh nghiệp được tiếng tốt, về sau sẽ có nhiều người mua hơn. Đây chẳng phải là ‘xả bỏ’ rồi mới ‘đắc được’ hay sao.

Còn về Đạo nghĩa, tôi thấy rằng khi đã làm được những điều trên, thì đã làm được ‘nhân đạo’ (人道: đạo làm người), ‘thương đạo’ (商道: đạo thương nhân), khi đã sống theo đạo, biết nghĩ cho người khác, tôi cho rằng đây cũng chính là Đạo nghĩa, cũng giống như điều Khổng Tử nói là ‘Điều mình muốn lập thì cũng nên lập cho người, điều mình muốn đạt, cũng nên cho người khác đạt được’ (Nguyên văn là: Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân).

Những người làm Thân giáo chúng tôi, không có gì hơn, cũng muốn tặng quý độc giả một số voucher trong dịp Black Friday, hoặc các dịp mua sắm khác trong năm. Chi tiết quý độc giả có thể vào trang web hoặc group của chúng tôi:

Tâm thái nên có của người mua hàng

Ở phần trên đã nói nhiều về những đặc điểm của thương nhân, còn trong phần này sẽ nói về tâm thái nên có của người mua hàng.

Black Friday theo tôi nhìn nhận là ngày nhượng lợi và tri ân khách hàng, nhưng có một số hiện tượng vượt quá mức bình thường thì tôi thấy lại là điều không tốt. Ở đây tôi có thấy 2 hiện tượng phổ biến. 

Một là chen lấn xô đẩy để mua hàng, thậm chí một số trang còn viết như thế này: ‘Đây là ngày duy nhất trong năm ghi nhận có thể biến cả những người mua hàng trầm tính nhất, hiền lành nhất cũng có thể biến thành một tín đồ hung dữ, sẵn sàng tranh cướp những món đồ mà mình muốn sở hữu’.

Hai là nhiều người vì thấy hàng hoá trong ngày Black Friday rẻ quá nên mua rất nhiều dẫn đến ‘cháy túi’.

Cả hai hiện tượng đều có liên quan đến một tâm lý tiêu dùng dư thừa quá mức. Tôi không phản đối việc một người cân nhắc kĩ trước khi mua một món đồ nào đó, về chất lượng hay giá cả; có thể họ rất thích món đồ đó nhưng giá cao quá chưa mua được, đến ngày sale như Black Friday thì tranh thủ đi mua, đây là tâm lý bình thường.

Nhưng việc mình đã có món đồ ấy, vẫn còn xài tốt, nhân cơ hội giảm giá thì mua thêm, thậm chí mua quá nhiều, rồi sau đó không xài trong một thời gian dài thì cá nhân tôi thấy hơi phí một chút. Thực ra tôi thông cảm với những người đã trải qua thời kỳ thiếu thốn trước đây, hàng hoá vô cùng khan hiếm, nhưng hiện tại (tôi quan sát) chủ yếu là khủng hoảng thừa, hiếm có việc thiếu sản phẩm, chỉ là mình thích cái nào mà thôi.

Tôi chỉ muốn nói rằng, khi mua một sản phẩm thì nên cân nhắc nhu cầu sử dụng, nếu mua mà không xài thì tôi thấy hơi phí.

Nhân câu chuyện về tâm lý dư thừa mà tôi quan sát, có một câu chuyện liên quan hồi tôi còn làm ở Hà Nội.

Chuyện là tối đó tôi có đi ăn McDonald’s, bản thân tôi có app hãng đó, mà xài app thì có giảm giá đôi chút. Ở bên cạnh tôi có một chị, tôi nhìn thì thấy chị không phải là người thiếu thốn gì, ăn mặc sạch sẽ, xài iphone (nếu tôi nhớ không nhầm)… nhưng chị lại hơi ‘tham’. 

Khi ấy có chương trình là: người nào cài app lần đầu sẽ được giảm giá (hoặc thêm một miếng gà hay gì gì đó tôi nhớ không rõ). Nhưng điều kỳ lạ là, mặc dù chị đã cài app, nhưng vì muốn nhận thêm, chị lại quay qua nói với tôi rằng: ‘Em cài app rồi đưa mã cho chị’. 

Lúc đó tôi cũng không biết nói sao. Một lúc sau chắc chị cảm thấy thấy ‘không đúng lắm’ nên lại thôi.

Tôi kể câu chuyện này là muốn nói rằng, không nên quá tham lam, mà nên bình tĩnh, mua những gì cần thiết mà thôi.

Từ Lễ Tạ ơn, Black Friday đến Giáng sinh: ‘phảng phất’ tinh thần tín ngưỡng

Đến đây tôi có một số phát hiện khá thú vị. Chúng ta biết rằng sau Lễ Tạ ơn chính là Black Friday, khoảng một tháng sau là tới Giáng sinh. 

Như đã nói ở bài viết trước, thì Lễ Tạ ơn là để tạ ơn Thần, tức Thiên Chúa ở phương tây đã bảo hộ, che chở và dẫn dắt những tín đồ Thanh giáo. Đây thuộc về tầng diện tín ngưỡng, tức mối quan hệ giữa người và Thần, con người phải tôn kính Thần.

Đến ngày Black Friday, nếu hiểu trên cơ sở là ngày thương nhân ‘nhượng lợi’ và tri ân khách hàng, thì đây là ‘nhân đạo’ (đạo giữa người với người) hoặc ‘nhân luân’ (luân lý giữa người với người). Đây là tầng diện giữa người với người.

Sau khi tạ ơn Thần và mua được nhiều sản phẩm với giá mềm, thì người ta chuẩn bị trong vòng một tháng nữa là sẽ đến Giáng sinh. Giáng sinh là để tưởng niệm ngày sinh của Chúa Giê-su; cũng giống như ngày Lễ Phật đản để kỷ niệm ngày Phật Đản sinh. Đây lại là tầng diện tín ngưỡng, con người nên tôn kính, tưởng nhớ và làm theo lời dạy của Thần.

Khi nhìn vào (phần lớn) ngày lễ, chúng sẽ cảm thấy hay phảng phất dấu ấn của Thần hoặc những lời dạy của Thần trong đó. Ví như trong các bài viết trước đây, có bài chúng tôi nói về ngày bắt đầu của Tết Nguyên Đán là ngày Lạp Bát, tức ngày 8 tháng Chạp (Chạp là cách đọc trại âm của Lạp), đây là ngày Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo. Các mùng tiếp theo là các ngày sinh nhật để tưởng nhớ Thần. Đến Tết Nguyên Tiêu, thì ngày rằm tháng Giêng là ngày sinh của Thượng Nguyên Thiên Quan – một vị Thần trong Đạo giáo…

Do đó nhìn ở đâu chúng ta đều có thể thấy dấu ấn của Thần trong cuộc sống, còn nếu chúng ta phủ định Thần thì quả thật là bất kính, đồng thời nói không thông rất nhiều vấn đề.

Chu Thuần

Có thể bạn quan tâm:

The post Black Friday là gì? ‘Thương đạo’ nằm trong Black Friday như thế nào? appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/hQcuEi4
via

Lễ Tạ Ơn là gì? Nếu đã ‘Tạ Ơn’ thì tạ ơn ai?


Lễ Tạ ơn ở Mỹ giống với Tết Đoàn Viên hay Tết Trung Thu ở phương đông, là thời điểm bất cứ thành viên trong gia đình dù đang ở ‘Trời nam Đất bắc’ đều nên về nhà đoàn tụ dùng bữa cơm với gia đình.

Nếu Tết Trung Thu là ngày rằm tháng Tám âm lịch, thì Lễ Tạ ơn được tổ chức vào cuối tháng 11, nhưng cả hai đều là mùa thu theo cách tính của mỗi nơi. Điều này được giai thích như thế nào, và đã là Lễ Tạ ơn thì ‘tạ ơn’ ai? Chúng ta sẽ dần dần tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Vì sao Lễ Tạ ơn giống Tết Trung Thu?

Lễ Tạ ơn có nét giống với Tết Trung Thu của các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản… Cách tính xuân hạ thu đông của Mỹ hoặc các nước phương tây có sự khác biệt đối với các nước châu Á. Mùa thu của châu Á là tháng 7 8 9 âm lịch, cho nên ngày 15/8 (tức rằm tháng Tám) âm lịch là Tết Trung Thu. 

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (18)
Bảng thời gian 24 tiết khí. Ảnh chụp từ Wikipedia.

Còn ở nước Mỹ thì như thế này, từ tiết Xuân phân (20-21/3) là mùa xuân, sau đó đến Hạ chí (21-22/6) là bắt đầu mùa hạ, Thu phân (23-24/9) là bắt đầu mùa thu, từ Đông chí (21-22/12) mới bắt đầu mùa đông. Ở Mỹ, ngày Lễ Tạ ơn được tính vào ngày thứ Sáu của tuần thứ tư trong tháng 11, khoảng 22-28/11. Năm nay 2022, Lễ Tạ ơn đúng vào ngày 24/11. Còn ở Canada thì được tính vào ngày thứ Hai của tuần thứ hai trong tháng 10.

Theo cách nói của người phương đông, thì bây giờ đã là tiết Lập đông, tức bắt đầu mùa đông; nhưng ở Mỹ thì mãi tới 21-22/12 mới tính là bắt đầu mùa đông, cho nên bây giờ ở Mỹ vẫn tính là mùa thu. Do đó cách nói Lễ Tạ ơn của Mỹ giống với Tết Trung Thu là từ cách tính thời gian của mỗi nơi mà ra.

Lịch sử Lễ Tạ ơn

Lễ Tạ ơn, tiếng Anh là Thanksgiving, là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu ở Mỹ, Canada, một số đảo ở Caribe (thuộc khu vực Trung Mỹ, bên dưới mũi Miami) và Liberia (ở Tây Phi). 

Mỗi lễ đều có một câu chuyện và ý nghĩa đằng sau, Lễ Tạ ơn cũng như vậy. Từ cái tên Thanksgiving (Cảm ơn vì được nhận), chúng ta biết được câu chuyện rất ý nghĩa đằng sau như thế này.

Chuyện bắt đầu vào thế kỷ 16, 17, khi một số người theo Công giáo và Thanh giáo ở Anh bị Hoàng đế thời ấy bắt cải đạo trong cái gọi là cuộc Cải cách Tin lành. Vì không chấp nhận nên những tín đồ này bị bắt vào tù. Một thời gian sau, vị Hoàng đế Anh lại hỏi một lần nữa, nhưng họ quyết không cải đạo, thế là Hoàng đế không giam họ nữa, nhưng buộc họ phải rời khỏi nước Anh. 

Những người này rời Anh đến Hà Lan để sinh sống, nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hòa nhập với bản địa, đồng thời họ cũng lo lắng rằng con cháu của họ sẽ bị mất gốc, cho nên họ rồi Hà Lan để đến châu Mỹ (bấy giờ người ta gọi châu Mỹ là Tân Thế giới), sau này họ được gọi là những người hành hương (Pilgrims). 

Họ đi trên con thuyền Hoa Tháng Năm (Mayflower), họ đặt chân đến thuộc địa Plymouth thuộc Tân Anh (New England), hiện nay là vùng đông bắc của Hoa Kỳ gồm các tiểu bang như Maine, Vermont, New Hampshire, Massachusetts, Rhode Island và Connecticut. Thời điểm ấy chính vào mùa đông, họ vừa đói vừa lạnh, cho nên một nửa số người không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, may mắn thay họ gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ con dạy họ cách trồng trọt, săn bắt… để sinh tồn trên vùng đất này.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (2)
Tranh vẽ con tàu Mayflower (Hoa Tháng Năm) chụp từ trang Britannica. Ảnh Wikipedia.

Khi đã lo được cho mình, những người hành hương (Pilgrims) đã tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Thiên Chúa vì đã bảo hộ che chở họ nên mới sống được đến ngày hôm nay, đồng thời họ cũng mời những người da đỏ cùng nhau ăn uống vui vẻ. 

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (3)
Bức tranh The First Thanksgiving của Jean Leon Gerome Ferris, người da trắng mời người da đỏ cùng ăn. Ảnh Wikipedia.

Từ đó về sau, hàng năm những người hành hương luôn tổ chức Lễ Tạ ơn để  cảm tạ những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống của họ.

Vì những tín đồ Công giáo và Thanh giáo đi trên con thuyền Mayflower để đến Mỹ vào năm 1620, cho nên theo những tài liệu ghi chép được, thì buổi Lễ Tạ ơn đầu tiên được tổ chức vào năm 1621 tại thuộc địa Plymonth, nay thuộc bang Massachusetts.

Sau này, vào ngày 26/11/1789, Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ là George Washington đã công bố Lễ Tạ ơn toàn quốc đầu tiên. Ông nói Lễ Tạ ơn “là một ngày cùng nhau tạ ơn và cầu nguyện bởi sự chứng giám lòng biết ơn, sự gia ân và tín hiệu tốt của Thiên Chúa Toàn Năng”.

Người da đỏ cứu người hành hương, vì sao người hành hương lại tạ ơn Thiên Chúa?

Đọc đến đây có người sẽ thắc mắc, tại sao người da đỏ cho người Pilgrims lương thực và cách sinh tồn ở vùng đất mới, tại sao người hành hương sau đó lại tổ chức Lễ Tạ ơn để cảm tạ Thiên Chúa? Mọi người có cảm thấy điều này kỳ lạ hay không?

Cá nhân tôi cho rằng, điều này liên quan đến một vấn đề rất cơ bản của con người, đó chính là tín ngưỡng.

Tại sao tôi lại nói như vậy, bởi vì nếu một người có tín ngưỡng, họ sẽ cho rằng có Thần tồn tại, và mọi sự việc xuất hiện trên thế gian đều không phải là ngẫu nhiên. 

Thần luôn bảo hộ con người, nhưng nếu con người phạm tội thì sẽ trừng phạt. Tôi lấy câu chuyện về người Do Thái. Người Do Thái sau khi đóng đinh Chúa Giê-su trên thập tự giá, họ phải lưu lạc khắp ‘thiên hạ vạn quốc’, thậm chí bị đồ sát lượng lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng đến năm 1948, nhà nước Do Thái Israel được thành lập. Nếu ở đây nhìn dưới góc độ nhân quả, thì vì người Do Thái trước đây đã tạo nghiệp, đã đóng đinh Chúa Giê-su trên thập tự giá, cho nên phải trả nghiệp, sau này mới thành lập được nhà nước cho riêng mình.

Nhưng trong quá trình người Do Thái lưu lạc khắp ‘thiên hạ vạn quốc’, vì họ triển hiện được đức tin cho nên họ có ‘quà’ từ Hòm giao ước.

Trong Kinh Thánh có câu chuyện về Hòm giao ước, đây giống như ‘Thần khí’ (神器: đồ vật thần kỳ). Người Do Thái mang Hòm giao ước đi vòng quanh thành Jericho 7 ngày thì thành này sụp đổ. Hòm giao ước còn có thể sản xuất lương thực để người Do Thái ăn no. 

Mọi người nghĩ xem, người Do Thái đi trong sa mạc 40 năm, ngay cả người sống cố định ở nơi ấy cũng chưa chắc sản xuất đủ lương thực, huống chi là ngày ngày đều di chuyển. Câu hỏi đặt ra là người Do Thái ăn gì? Chính là từ Hòm giao ước. Đây là thứ mà Đức Chúa Giê-hô-va đã giao cho Moses, chỉ cần làm đúng giao ước là có những thứ cần thiết.

Điều này chẳng phải là bằng chứng về triển hiện của đức tin hay sao? Nói cách khác, đây là vấn đề tín ngưỡng. 

Câu chuyện thứ hai là liên quan đến thành Sodom. Thành Sodom bị Thần phá huỷ vì có đồng tính luyến ái, sau này từ sodomite (đồng tính) cũng từ câu chuyện này mà ra. Thần tạo ra người nam người nữ, tạo ra hôn nhân để con người có hậu duệ, nhưng lại xuất hiện tình trạng đồng tính, thì đây là trái lời Thần dạy, cho nên Thần mới trừng phạt con người.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (4)
Thành Sodom bại hoại bị Thiên Chúa dùng thiên hoả thiêu rụi. Ảnh chụp từ Youtube.

Do đó có thể thấy rằng sự việc trên thế gian là không hề ngẫu nhiên, kể cả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… đều có liên quan đến vấn đề nghiệp lực con người. Vậy thì khi con người tín Thần, họ sẽ cho rằng không có việc gì là ngẫu nhiên. Những người hành hương gặp được những người da đỏ tốt bụng cũng là nhờ Thiên Chúa bảo hộ và dẫn dắt nên mới được như vậy, vì thế người hành hương mới tổ chức Lễ Tạ ơn để cảm tạ Thiên Chúa.

Trên thực tế chúng ta sẽ thấy tín ngưỡng tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống chúng ta. Ví như người giàu ở Mỹ và phương tây cho rằng, họ là người quản lý tài sản của xã hội, đem tiền của người khác giao cho mình để sinh lợi tốt hơn, chứ họ không cho mình là cao minh hơn người khác. 

Tôi nhớ có câu chuyện của Jeff Bezos* (Trên thực tế những người của phải giữ gìn truyền thống không thích lý niệm cánh tả của CEO Amazon này). Vào năm 2010, khi ấy CEO của Amazon là Jeff Bezos đã có một cuộc nói chuyện trong lễ tốt nghiệp ở trường Đại học Princeton.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (6)
CEO của Amazon là Jeff Bezos phát biểu ở Đại học Princeton năm 2010. Ảnh ghép từ nhiều nguồn.

Lúc đó, Bezos đã chia sẻ câu chuyện thời thơ ấu của mình, trong đó có một câu nói rất hay, nhưng không phải của Bezos mà là của ông nội của Bezos, thời của ông nội Bezos vẫn còn giữ rất nhiều lý niệm truyền thống.

Bezos kể rằng, khi ông còn là một đứa trẻ, ông ấy luôn dành cả mùa hè của mình ở trang trại của ông bà tại Texas, làm một vài việc gì đó giúp ông bà như: sửa chữa cối xay gió, tiêm vắc-xin cho bò, cùng các công việc nhà khác v.v. Ông ấy nói rằng ông bà mình đã đến câu lạc bộ RV (Recreational Vehicle: xe nhà di động), sau đó đi du lịch khắp nước Mỹ trên những con đường cao tốc, cứ cách một mùa hè là họ lại đi. Bezos rất thích những chuyến đi như vậy. Bezos ngồi trên chiếc RV rồi đi chung với ông bà. 

Lúc đó Bezos khoảng 10 tuổi và ngồi ghế sau, còn ông nội thì lái xe. Sau đó, bà của Bezos ngồi cạnh rồi hút thuốc. Bezos nói mình rất ghét mùi thuốc lá. Hồi nhỏ Bezos rất thông minh và giỏi toán. Bezos từng xem một quảng cáo là hút thuốc sẽ rút ngắn bao nhiêu năm tuổi thọ, thế là ông bắt đầu tính tốc độ hút thuốc của bà, trải qua một số phép toán đơn giản, cuối cùng Bezos đã ra một con số. Bezos nói với bà: ‘Bà ơi, nếu bà hút thuốc với tốc độ như thế này, 2 phút hút một điếu, bà sẽ giảm 9 năm tuổi thọ’.

Sau khi nói câu ấy, Bezos cho rằng ông bà sẽ khen ngợi mình kiểu như ‘con thật giỏi Toán’ hay cái gì đó tương tự… Kết quả, bà của Bezos bắt đầu khóc, Bezos không biết mình sai ở chỗ nào. Ông nội tấp xe vào lề đường, ra hiệu cho Bezos xuống xe ra ngoài. Tất nhiên Bezos chưa bao giờ thấy điều gì như vậy, ông không biết ông nội sẽ làm gì tiếp theo, Bezos nghĩ có lẽ ông nội sẽ nói lời nghiêm khắc với mình, hoặc là bảo phải quay lại xin lỗi bà nội…

Ông nội nhìn vào mắt của Bezos, im lặng trong giây lát, sau đó, dùng một giọng điệu rất nhẹ nhàng và bình tĩnh nói với Bezos rằng: ‘Jeff à, đến một ngày nào đó, con sẽ nhận ra rằng, thiện lương còn khó hơn thông minh’** (Nguyên gốc là: Jeff, one day, you will understand that is harder to be kind than clever).

Bezos đã giải thích cho các sinh viên tốt nghiệp ở Đại học Princeton rằng: ‘Bạn nên biết rằng Thiên phú là gì, và lựa chọn là gì. Thông minh là Thiên phú, còn thiện lương lại là sự lựa chọn‘.

Từ câu chuyện này tôi muốn nói rằng, những người có tín ngưỡng, còn giữ được những giá trị truyền thống (như ông nội của Jeff Bezos) cho rằng: con người có năng lực là Thiên phú (天賦: trời cấp), chứ không cho mình là hơn người, sứ mệnh của mỗi người là khác nhau. Thế nên trong Thánh Kinh có câu rằng: “Vinh quang thuộc về Thiên Chúa”.

Đến đây tôi lại nhớ đến câu chuyện về ngài Tưởng Trung Chính – Cựu Tổng thống của Trung Hoa Dân Quốc, hay còn gọi là Tưởng Giới Thạch.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (7)
Tưởng Giới Thạch (ảnh Wikipedia).

Nói đến Tưởng Giới Thạch có thể một số người sẽ hiểu lầm, nhưng khi mọi người đến Đài Loan, hoặc so sánh giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại lục, mọi người sẽ hiểu ông là người như thế nào. Hơn nữa tôi còn ấn tượng đến Tưởng Giới Thạch ở chỗ: khi chiến tranh, ông không cho học sinh sinh viên ra chiến trường; còn ở Đại lục thì xảy ra sự kiện Lục Tứ ở Thiên An Môn năm 1989.

Ngài Tưởng Trung Chính trong bài phát biểu ‘Diễn thuyết về chiến thắng của quân dân toàn quốc với nhân dân toàn thế giới’ ngày 15/8/1945 đã nói như sau: 

Cuộc kháng chiến của chúng ta ngày nay đã thắng lợi. Chính nghĩa đã chiến thắng cường quyền, cuối cùng đã chứng minh được điều đó… Trung Quốc chúng ta trong thời kỳ hắc ám và tuyệt vọng, tin tưởng phấn đấu suốt 8 năm, hôm nay mới thực hiện được. Chúng ta đối với hiển hiện hòa bình thế giới trước mặt mình, trước tiên cần phải cảm tạ công lao của quân dân toàn quốc đã tham gia kháng chiến, cần phải cảm tạ các nước đồng minh đã vì chính nghĩa hòa bình mà cùng nhau tác chiến với chúng ta, và đặc biệt cảm tạ Quốc phụ lập quốc của chúng ta (tức ngài Tôn Trung Sơn) đã vất vả gian nan lãnh đạo cuộc cách mạng của chúng ta đi một cách đúng đắn, để chúng ta có được ngày toàn thắng hôm nay, và những người theo đạo Thiên Chúa toàn thế giới được hợp nhất để tạ ơn Thượng Đế công chính và nhân từ.

Ở đây, sau khi ngài Tưởng Trung Chính cảm tạ quân dân, đồng minh, Quốc phụ, thì cũng không quên cảm tạ Thần. Ngài Tưởng Trung Chính là tín đồ Cơ Đốc thành tín, ông cho rằng chiến thắng ở trên là ân điển của Thần, Thần cấp vinh diệu thì cá nhân/tổ chức ấy mới được vinh diệu, chứ không phải vô duyên vô cớ mà đạt được thắng lợi như vậy, đây cũng là điều “Vinh quang thuộc về Thiên Chúa” trong Thánh Kinh.

Quay lại câu chuyện về người hành hương ở trên, vì họ có tín ngưỡng kiền thành (虔誠: vững chắc và thành kính), cho rằng nhờ có sự bảo hộ của Thần nên họ mới sống sót, cho nên trong Lễ Tạ ơn không không quên tạ ơn Thiên chúa.

Ở phương đông, chúng ta cũng thấy điều tương tự. Trong Tết Trung Thu, mọi người cũng dâng bánh cúng để cảm tạ Thần linh đã cho mùa màng bội thu, hay vào dịp lễ hoặc Tết Nguyên Đán, mọi người cũng dâng lễ cúng Thần linh đã cho mưa thuận gió hoà, ngày xưa còn có lễ tế Trời, tế Đất v.v. Hay như chúng ta nghe đến từ ‘cúng tạ’, thì chữ ‘tạ’ (謝) cũng có nghĩa là cảm ơn, cảm ơn Thần đã ban phúc cho con người. Do đó chúng ta nhìn khắp nơi cũng đều có tín ngưỡng trong đó, đều có dấu ấn của Thần.

Tổ chức Lễ Tạ ơn

Như đã nói ở trên, nội hàm chân thực của Lễ Tạ ơn chính là để cảm tạ ân điển của Thần, tôi cho rằng đây mới là tinh thần của Lễ Tạ ơn, sau đó mới nói đến những điều khác.

Lễ Tạ ơn thường được tổ chức với hình thức giống với bữa tiệc tối cùng gia đình và bạn bè, trong đó nổi bật với món gà tây. Tại sao người ta lại ăn thịt gà tây trong Lễ Tạ ơn?

Việc ăn gà tây trong Lễ Tạ ơn vẫn còn nhiều lý giải mơ hồ. Một giả thuyết cho rằng, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi nước Anh đánh chìm tàu chiến của Tây Ban Nha, Nữ hoàng Elizabeth đã kêu người làm thịt ngỗng quay để ăn mừng. Những người Anh định cư Bắc Mỹ đã lấy cảm hứng từ việc này, nhưng họ thay ngỗng quay bằng gà tây, vì thời ấy gà hoang xuất hiện nhiều ở Bắc Mỹ. Về sau, truyền thống ăn gà tây nướng trong ngày Lễ Tạ ơn được đông đảo dân Mỹ hưởng ứng và lâu dần trở thành một món ăn không thể thiếu trong ngày lễ này.

Ở Canada và Hoa Kỳ, Lễ Tạ ơn là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau, người ở ‘trời nam đất bắc’ thường trở về bên gia đình. Họ thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Mỹ, tức thứ Năm (Lễ Tạ ơn), thứ Sáu (Black Friday) cộng với 2 ngày cuối tuần. Lễ Tạ ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Mỹ hay Giáng Sinh – những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng như đốt pháo hoa v.v.

Ăn uống gì trong Lễ Tạ ơn?

Gà tây đút lò

Là một trong những biểu tượng của ngày Lễ Tạ Ơn, món gà tây đút lò có cách chế biến vô cùng đơn giản. Sau khi sơ chế sạch sẽ, gà tây sẽ được nhồi vào bên trong khoai tây, cà rốt, trứng, các loại hạt… rồi phết lên trên mật ong hoặc rượu vang, việc phết này khiến gà sau khi nướng sẽ có màu vàng đẹp mắt và hương vị hấp dẫn.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (8)
Món gà tây đút lò (ảnh Freepik).

Rau củ nướng

Dù có hình thức khá giản dị thế nhưng rau củ nướng sẽ khiến cho các bàn tiệc Lễ Tạ ơn trở nên bắt mắt và cân bằng dinh dưỡng hơn. Để giúp rau củ được nướng trong lò nướng ngon hơn, bạn nên chọn những loại rau củ có kích thước phù hợp, sử dụng dầu ăn hợp lý và nướng đến khi có chút cháy sém trên bề mặt rau củ.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (9)
Món rau củ nướng (ảnh internet).

Đậu đũa đút lò

Đây cũng là một món ăn phổ biến trong các bữa tiệc Lễ Tạ ơn ở Mỹ. Đậu đũa sau khi được làm sạch sẽ được đem đi đút lò cùng với hành tây, phô mai, nấm hương hay thịt xông khói… Món ăn vừa bổ sung thêm nhiều chất xơ, khoáng chất, vừa có thể đánh thức vị giác và khiến các món ăn khác trở nên đậm vị hơn.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (17)
Món đậu đũa đút lò (ảnh internet).

Stuffing – nhân nhồi

Stuffing – nhân nhồi cũng là một món ăn cực kỳ phổ biến trong ngày Lễ Tạ Ơn không kém gì gà tây đút lò. Để chế biến món ăn này, bạn chỉ cần sơ chế nấm, rau củ, vụn bánh mì, thịt xông khói… sau đó xếp chồng lên nhau rồi phủ lên trên lớp giấy bạc và đem đi đút lò, vậy là sẽ hoàn tất món ăn độc đáo cũng như vô cùng hấp dẫn này.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (10)
Món Stuffing – nhân nhồi. Ảnh internet.

Bánh bí đỏ (Pumpkin pie)

Đây một món tráng miệng truyền thống trong bữa tiệc Lễ Tạ ơn, Pumpkin pie là loại bánh có bí đỏ nghiền nhuyễn và được nướng cùng với quế, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, giúp món bánh mang một hương vị rất đặc biệt của mùa thu, vừa ngọt dịu dễ chịu, vừa béo béo bùi bùi, khiến ta ăn một lần là nhớ mãi không quên.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (11)
Món bánh bí đỏ Pumpkin pie (ảnh Freepik).

Bánh khoai tây thịt bò

Bánh thịt bò khoai tây còn có tên gọi khác là La tourtiere, là một món ăn mặn truyền thống trong ngày Lễ Tạ ơn của người Canada và được chế biến theo kiểu bánh pie, thường có một lớp vỏ khoai tây giòn rụm bên ngoài cùng hương vị đậm đà của thịt bò hay thịt bê bằm bên trong, khiến món ăn mang một nét rất riêng và vô cùng lôi cuốn.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (12)
Món khoai tây thịt bò (ảnh internet).

Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền cũng là một món ăn thường được thấy trong các bàn tiệc Lễ Tạ ơn. Sau khi nghiền nhuyễn, khoai tây sẽ được trộn cùng với sữa chua, sữa tươi, phô mai, kem sữa… giúp tạo nên một món ăn đầy thơm ngon. Đặc biệt đây còn là một món ăn dặm vô cùng hấp dẫn cho các bé trong nhà.

Món khoai tây nghiền (ảnh internet).

Kẹo khoai (Candied yams)

Tên gọi chung cho một số loại khoai là yams. Món ăn này được sử dụng linh hoạt để ăn kèm với các món chính khác. Sử dụng gia vị, đường nâu và bơ cho vào khoai rồi đặt kẹo dẻo lên trên, sau đó mang tất cả đi nướng sẽ tạo thành món candied yams ngọt ngào và quyến rũ.

Đồ uống

Lễ Tạ ơn cũng có những loại thức uống đặc trưng, tùy vào từng gia đình mà bữa tiệc của họ sẽ có những loại đồ uống truyền thống khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là rượu táo. Rượu táo thực chất là nước táo ép không cồn và rất dễ làm. Táo được đem đi ép để lấy nước, sau đó đun sôi, lọc bã và để lạnh.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (14)
Nước ép táo (ảnh internet).

Những hoạt động trong Lễ Tạ ơn

Cuộc diễu hành Macy’s mừng Lễ Tạ ơn

Cuộc diễu hành Lễ Tạ ơn của chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng ở Mỹ là Macy’s (Macy’s Thanksgiving Day Parade), được tổ chức thường niên (hàng năm) vào ngày này tại Manhattan, New York. Diễu hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên truyền hình và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Noel.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (15)
Ảnh của cuộc diễu hành Marcy’s chụp từ trang Parade.

Black Friday

Black Friday được xem như ngày mở màn cho mùa mua sắm trước Giáng Sinh ở Mỹ và sau này trở thành ngày hội mua sắm trên toàn thế giới. Black Friday được tổ chức vào thứ Sáu đầu tiên sau ngày Lễ Tạ ơn, thường rơi vào khoảng ngày 23 – 29/11 hàng năm và thu hút hàng triệu các tín đồ mua sắm bởi hàng loạt các đợt giảm giá, khuyến mãi cũng như những ưu đãi hấp dẫn đến từ một loạt các thương hiệu.

Trận bóng bầu dục

Năm 1934, theo ý kiến của G.A. Richards – người dẫn dắt đầu tiên của đội bóng bầu dục Detroit Lions, Đại học Detroit, Mỹ đã tổ chức tại sân vận động của mình trận đấu bóng bầu dục đầu tiên giữa 2 đội Chicago Bears và Detroit Lions vào ngày Lễ Tạ ơn.

Trận đấu này đã được nhà đài NBC phát sóng toàn quốc và thu hút rất nhiều người theo dõi. Về sau, việc xem bóng bầu dục tại nhà trở thành một truyền thống trong ngày Lễ Tạ ơn, đồng thời đội Detroit Lions mỗi năm vào cũng luôn thi đấu 3 trận Trưa – Chiều – Tối trong ngày lễ này.

Ân xá cho gà tây

Từ năm 1870, gà tây được xem là một món quà dành riêng cho các vị tổng thống Mỹ vào dịp lễ Tạ ơn. Thế nhưng, để đáp lại sự nỗ lực của những nhà bảo vệ động vật, tổng thống George Walker Bush đã ân xá cho những chú gà tây và không dùng nó trong bữa ăn lễ Tạ ơn của mình.

than giao le ta on la gi neu da ta on thi ta on ai (16)
Tổng thống Trump ân xá cho gà tây. Ảnh chụp màn hình Youtube.

Về sau, việc ân xá cho gà tây trở thành một hoạt động truyền thống được cử hành vào dịp Lễ Tạ ơn mỗi năm tại Nhà Trắng. Trong ngày này, 2 chú gà tây được tổng thống Mỹ ân xá chẳng những không bao giờ bị giết thịt mà bên cạnh đó, chúng sẽ dành cả quãng đời còn lại của mình ở nơi có đủ mọi tiện nghi như lò sưởi, thức ăn, nước uống…

Chu Thuần

Có thể bạn quan tâm:

The post Lễ Tạ Ơn là gì? Nếu đã ‘Tạ Ơn’ thì tạ ơn ai? appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/GCcSrOV
via

Ăn chậm hơn để có sức khỏe tốt hơn


Với lịch trình dày đặc và cuộc sống bận rộn, việc bạn ngồi vào một bữa ăn mà không bị phân tâm có thể trở nên xa xỉ hơn bình thường. Việc ăn chậm, nhai kỹ bị gạt sang một bên vì nhiều lý do. Nghỉ ngơi để thỏa mãn cơn đói cũng có vẻ là cơ hội hoàn hảo để bắt kịp mạng xã hội; chơi trò chơi điện tử, hoặc thậm chí bạn có thể đang nhét thức ăn vào miệng khi giải quyết các nhiệm vụ kỳ quặc.

Nếu điều này nghe có vẻ quen thuộc, có lẽ bạn đã tự phủ nhận niềm vui khi chú ý đến thức ăn của mình; và cũng có những chi phí phải trả kèm theo khi phủ nhận niềm vui này. Điều này không chỉ khiến bạn không có cơ hội tận hưởng trọn vẹn trải nghiệm gợi cảm mà một bữa ăn ngon mang lại mà còn khuyến khích thói quen xấu là ăn quá nhanh. Ăn quá nhanh là một thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. 

Mối nguy hiểm của việc ăn quá nhanh

Ngoài nguy cơ nghẹt thở rõ ràng, những người ăn nhanh cũng có nguy cơ ăn quá nhiều. Vì bộ não của chúng ta mất từ ​​20 đến 30 phút để gửi tín hiệu no nên bạn có thể vô tình ăn nhiều hơn đủ để thỏa mãn cơn đói của mình.

Hậu quả vượt ra ngoài việc phải đối mặt với những cơn đau khó chịu do ăn quá no. Khi ăn nhanh trở thành một thói quen, nó có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng, bao gồm cả béo phì. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của một hoặc một số triệu chứng của cái được gọi là hội chứng chuyển hóa.

Khi chúng ta ăn nhanh, chúng ta bỏ lỡ cơ hội tận hưởng trải nghiệm gợi cảm do thức ăn ngon mang lại. (Hình ảnh: Samson Katt qua Pexels )

Hội chứng chuyển hóa ngày càng phổ biến. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), một phần ba dân số Hoa Kỳ mắc chứng này. May mắn thay, bạn có thể ngăn ngừa nó bằng cách thay đổi cách ăn uống đơn giản!

Người ăn chậm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa

Một nghiên cứu năm 2018 , được thực hiện bởi bác sĩ tim mạch Nhật Bản Takayuki Yamaji từ Đại học Hiroshima, đã tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa tốc độ ăn, tăng cân và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa.

Trong 5 năm (2008-2013), cân nặng và tình trạng sức khỏe của 1.083 người tham gia được liên tục đánh giá. Tất cả các cá nhân ban đầu đã tự phân loại mình là người ăn chậm, bình thường hoặc ăn nhanh; và đã cung cấp thông tin về các yếu tố lối sống như sở thích ăn kiêng, hoạt động thể chất và bệnh sử.

Trong quá trình nghiên cứu, 84 người đã phát triển hội chứng chuyển hóa. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 2,3% và 6,5% đối với những người tham gia ăn chậm và ăn bình thường, trong khi con số này tăng lên 11,6% đối với những người ăn nhanh. 

Hội chứng chuyển hóa cũng liên quan đến một tình trạng được gọi là kháng insulin, ngăn cản các tế bào phản ứng với insulin đúng cách. Điều này có nghĩa là glucose không thể đi vào tế bào như bình thường và sẽ tồn tại trong máu, làm tăng lượng đường trong máu. (Hình ảnh: Nataliya Vaitkevich qua Pexels)

Các tác giả giải thích: “Tốc độ ăn có mối tương quan đáng kể với tăng cân, triglyceride (TG) và cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL-C) của các yếu tố nguy cơ chuyển hóa,” các tác giả giải thích và kết luận rằng ăn chậm có thể là một yếu tố lối sống quan trọng để ngăn ngừa trao đổi chất bệnh hội chứng.  

Ăn chậm hỗ trợ cơ thể bạn

Quá trình tiêu hóa là kết quả của nỗ lực chung và sự phối hợp tuyệt vời của một số cơ quan và cấu trúc của cơ thể chúng ta. Mặc dù nó hoạt động hàng ngày mà chúng ta không cần phải chỉ đạo, nhưng bạn nên dừng lại để chiêm ngưỡng tất cả những gì nó làm cho sức khỏe của chúng ta và thậm chí cân nhắc việc làm cho công việc của nó dễ dàng hơn một chút hay rõ ràng hơn là nhai chậm để hỗ trợ cho tiêu hóa.

Ví dụ, nếu chúng ta đợi vài giây trước khi cắn miếng đầu tiên, nước bọt bắt đầu làm ẩm miệng để tạo điều kiện cho việc nuốt, và dạ dày của chúng ta chuẩn bị hoạt động bằng cách tiết ra axit. Tương tự như vậy, ruột non của chúng ta nhận được tín hiệu để chuẩn bị cho nhu động – các cơn co thắt cơ giống như sóng để di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa.

Giảm tốc độ ăn cũng cho phép chúng ta nhai kỹ hơn và điều chỉnh kích thước của vết cắn. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Kathleen Melanson, phó giáo sư dinh dưỡng của URI tại Đại học Rhode Island, cho thấy những người ăn nhanh có xu hướng tiêu thụ nhiều thức ăn hơn.

Dữ liệu cho thấy những người ăn chậm, trung bình và nhanh tiêu thụ lần lượt 2, 2,5 và 3,1 ounce thức ăn mỗi phút. Tiêu thụ lượng thức ăn lớn hơn bình thường vào bất kỳ thời điểm nào sẽ làm tăng khả năng thức ăn không được chế biến hoàn toàn khi đi vào đường tiêu hóa của chúng ta. Điều này khiến dạ dày khó phân hủy nó thành chyme hơn và có thể dẫn đến chứng khó tiêu. 

ăn uống có tâm
Khi chúng ta ăn quá nhanh, thức ăn không được phân hủy trong giai đoạn đầu của quá trình tiêu hóa như bình thường. Điều này có nghĩa là cơ thể chúng ta sẽ phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa nó. (Hình ảnh: Andrea Piacquadio qua Pexels)

Nghiên cứu của Melanson cũng chứng minh mối liên hệ giữa tốc độ ăn và trọng lượng cơ thể, kết luận rằng ăn chậm có thể làm giảm lượng thức ăn. Trong khi mối liên hệ giữa tỷ lệ ăn và béo phì – một nguyên nhân của hội chứng chuyển hóa – vẫn đang được nghiên cứu, Melanson tin rằng ăn chậm có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý cân nặng. 

Các bước đơn giản để ăn uống có chánh niệm

Có vẻ khó khăn khi dồn thời gian vào lịch trình bận rộn của bạn để ăn uống đúng cách, nhưng hãy thử thực hành thói quen lành mạnh này ít nhất một lần mỗi ngày. Cho dù bạn chọn bắt đầu ngày mới với bữa sáng không nghiền hay thưởng thức bữa tối nhẹ nhàng vào cuối ngày, thì đây là một số mẹo để bắt đầu ăn chậm:

1. Tránh đói cực độ

Khi chúng ta chờ đợi cho đến khi cảm giác đói trở nên không thể chịu đựng nổi, chúng ta sẽ rất khó điều chỉnh tốc độ ăn uống của mình và thậm chí chúng ta có thể ăn quá mức để thỏa mãn cơn đói của mình. Chuẩn bị sẵn một số đồ ăn nhẹ lành mạnh và lắng nghe tín hiệu đói của cơ thể. 

2. Thiết lập môi trường ăn uống

Hãy chú ý kiểm soát bản năng đa nhiệm của bạn khi ăn, bao gồm không nhắn tin, không làm việc và không lái xe trong khi ăn. Mặc dù thuận tiện cho việc tiết kiệm thời gian, nhưng việc lái xe qua đường không có lợi cho quá trình tiêu hóa.

Dành thời gian để ăn mà không bị phân tâm sẽ không chỉ có lợi cho tiêu hóa của chúng ta mà còn mang lại cho chúng ta cảm giác bình yên và tỉnh táo. (Hình ảnh: Andrea Piacquadio qua Pexels)

3. Dành nhiều thời gian hơn để nhai

Nhai chậm hơn giúp chia nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa hơn. Nó cũng cho phép các enzym của nước bọt phân hủy chất béo hiệu quả hơn. Trung bình, hầu hết các loại thực phẩm nên được nhai khoảng 32 lần, với những miếng cắn khó hơn cần đến 40 lần nhai, trong khi ít lần nhai hơn là đủ cho các miếng mềm. 

4. Đặt muỗng xuống và cầm đũa lên!

Đặt nĩa xuống giữa các miếng ăn sẽ giúp bạn tự điều chỉnh và thưởng thức từng miếng ăn. Hãy dành một chút thời gian để hít thở và đánh giá cao môi trường xung quanh bạn. Hãy tôn trọng sự hiện diện của những người đang ăn cùng bạn, hoặc vui mừng trong sự yên bình đi kèm với sự cô độc. 

Chuyển sang dùng đũa có thể giúp bạn ăn chậm hơn, không chỉ vì nhu cầu về thể chất và nhận thức của việc phối hợp các ngón tay của bạn, mà còn vì đũa chứa một phần nhỏ hơn so với nĩa hoặc muỗng (thìa). 

Bạn có thể biến bất kỳ dịp ăn uống nào thành cơ hội để cảm thấy biết ơn. (Hình ảnh: giả qua Pexels)

5. Hãy kiên nhẫn

Việc phát triển những thói quen mới đòi hỏi bạn phải xác định bất kỳ hành vi nào không phù hợp với bạn và cố gắng thay thế chúng bằng những hành vi mà bạn muốn chấp nhận. Điều này có thể đặc biệt khó khăn đối với những thói quen đã trở thành bản chất thứ hai, nhưng không phải là không thể. Nếu bạn kiên định và thực hành lòng vị tha , bạn sẽ ngày càng tiến gần hơn đến việc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Theo Vision TimesMinh Anh dịch

Có thể bạn quan tâm:

The post Ăn chậm hơn để có sức khỏe tốt hơn appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/cHCY8O2
via

Thắt chặt tình bạn bằng kỹ năng lắng nghe tốt


Kỹ năng lắng nghe tốt là yếu tố cần thiết cho các mối quan hệ lành mạnh. Cho dù bạn đang củng cố mối quan hệ, giải quyết xung đột hay hỗ trợ một người bạn đang đối mặt với khủng hoảng, kỹ năng lắng nghe tốt có thể là một cứu cánh cho hòa bình. Khi bạn học cách trở thành một người lắng nghe thực sự, bạn có thể thấy xung quanh mình là những người có khả năng làm được điều tương tự.

Dưới đây là một số bước quan trọng để phát triển kỹ năng nghe tốt:

  1. Nghe, nghe, nghe. Hỏi bạn bè của bạn có gì sai và thực sự lắng nghe câu trả lời. Hãy để họ trút bỏ nỗi sợ hãi, thất vọng và những cảm giác quan trọng khác, duy trì giao tiếp bằng mắt và thể hiện rằng bạn quan tâm đến những gì họ nói. Hãy chống lại sự thôi thúc đưa ra những lời khuyên không được yêu cầu và chỉ để họ nói ra.
  2. Lặp lại những gì bạn được nghe. Tóm tắt và lặp lại sự hiểu biết của bạn về những gì họ đang nói để họ biết bạn đang nghe họ và tập trung vào những cảm xúc mà họ có thể đang cảm nhận. Ví dụ, nếu bạn của bạn đang nói về các vấn đề gia đình, bạn có thể thấy mình đang nói, “Có vẻ như mọi thứ đang trở nên khó khăn hơn. Bạn có vẻ như bạn đang cảm thấy bị tổn thương ”.
  3. Hỏi về cảm xúc. Bạn có thể yêu cầu họ mở rộng những gì họ đang cảm thấy và lý do tại sao. Hỏi về cảm xúc của họ giúp giải tỏa cảm xúc tốt và có thể hữu ích hơn là chỉ tập trung vào sự thật hoàn cảnh của họ.
  4. Giữ sự tập trung vào chúng. Thay vì đào sâu vào một câu chuyện liên quan của riêng bạn, hãy tập trung vào chúng cho đến khi cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể tham khảo điều gì đó đã xảy ra với mình sau đó bạn nhanh chóng đưa sự tập trung trở lại với họ. Họ sẽ đánh giá cao sự chú ý tập trung và điều này sẽ giúp họ cảm thấy được quan tâm và thấu hiểu thực sự.
  5. Cùng đề xuất ý kiến. Thay vì đưa ra lời khuyên ngay từ đầu, việc đưa suy nghĩ của bạn vào cuộc hội thoại sẽ cắt đứt việc khám phá thêm về cảm xúc và các giao tiếp khác. Bạn hãy đợi cho đến khi họ bộc lộ cảm xúc của mình và sau đó giúp họ suy nghĩ về giải pháp. Nếu bạn giúp họ đưa ra các ý tưởng và xem xét ưu và nhược điểm của từng ý tưởng, họ có thể sẽ đưa ra giải pháp mà họ cảm thấy hài lòng. Hoặc họ có thể cảm thấy tốt hơn sau khi được nói chuyện và cảm thấy được lắng nghe.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

The post Thắt chặt tình bạn bằng kỹ năng lắng nghe tốt appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/xSHq3L0
via

Làm thế nào để xoay chuyển một ngày tồi tệ


Tôi chắc chắn rằng bạn cũng sẽ đồng ý với tôi, rằng, tất cả chúng ta đã có những ngày tồi tệ. Và đôi khi, một ngày khởi đầu tồi tệ cứ trở nên tồi tệ hơn, tồi tệ hơn nữa rồi thành cả một ngày hoàn toàn tồi tệ. Đây là một trải nghiệm phổ biến — cuộc hành trình dài ngày trở nên căng thẳng và thất vọng; tất cả chúng tôi đã ở đó. Nhưng tại sao? Tại sao một buổi sáng tồi tệ thường dẫn đến cả một ngày tồi tệ?

Thực tế có một số lý do cho điều này. Đôi khi có một ‘hiệu ứng domino’ với các sự kiện tiêu cực, nơi một điều tồi tệ dẫn đến một điều tồi tệ khác. (Ví dụ: Bạn ngủ quên báo thức, vì vậy bạn căng thẳng trong khi ngồi trên phương tiện giao thông không tốt khiến bạn đi làm muộn, điều này khiến bạn phải ở trong tình huống khó khăn với sếp, người cảm thấy có quyền phải làm nhiều việc hơn, v.v. .)

Tuy nhiên, cũng rất phổ biến rằng một vài sự kiện tiêu cực sớm có thể khiến chúng ta rơi vào trạng thái tiêu cực của tâm trí, và trở thành điều khiến chúng ta tạo ra nhiều căng thẳng hơn cho bản thân. Chúng ta có thể bắt bẻ mọi người, khiến họ trở nên thô lỗ và kém hiểu chúng ta hơn một chút. Chúng ta có thể nhận thấy nhiều sự kiện tiêu cực hơn và ít sự kiện tích cực hơn xảy ra với chúng ta. Một phản ứng căng thẳng được kích hoạt (không giải quyết được bằng phản ứng thư giãn) có thể khiến bạn mất cả ngày.

Chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội có được những trải nghiệm tích cực bởi vì chúng ta đang bận rộn suy ngẫm về những gì đã xảy ra trong ngày.

Vậy có thể làm gì để giữ cho ‘một trong những ngày đó’ không tiếp tục là ‘một trong những ngày đó’? Dưới đây là một số ý tưởng đã làm việc cho tôi:

  • Nói chuyện với một người bạn tốt
    • Ở đây, nhấn mạnh là tốt . Cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ một người có kỹ năng lắng nghe kém hoặc người thực sự không muốn hỗ trợ bạn có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, cũng như ai đó sẽ tham gia vào việc đồng quan điểm thay vì cố gắng giúp bạn giải quyết vấn đề. (Sự cân bằng tốt nhất là người sẽ lắng nghe cảm xúc của bạn, đồng cảm và sau đó giúp bạn nhìn ra những điều bạn có thể còn thiếu sót hoặc giúp bạn đi vào một khung suy nghĩ mới theo một cách khác. Đôi khi, ngay cả sự lắng nghe và đồng cảm cũng có thể giúp bạn tự nâng cao được cảm xúc của riêng bạn.)
  • Nghỉ ngơi thiền định nhỏ
    • Thiền có thể là một công cụ tuyệt vời để giúp mọi người đi vào một khung cảnh khác của tâm trí. Ngay cả một bài thiền kéo dài 5 hoặc 10 phút cũng có thể giúp bạn nghỉ ngơi sau những gì đang khiến bạn căng thẳng và giúp bạn quay trở lại với một quan điểm mới và một khởi đầu mới. Nó cũng có thể tắt phản ứng căng thẳng của bạn để bạn trở lại bình thường về mặt sinh lý.
  • Đếm lại những hạnh phúc có được trong cuộc sống của bạn
    • Lòng biết ơn có một số lợi ích tuyệt vời để kiểm soát căng thẳng và hạnh phúc. Cũng khó để tập trung vào những điều tồi tệ như thế nào khi bạn đang tập trung vào những điều tốt đẹp như thế nào! Khi bạn đếm đến 10 điều trở lên, những điều khiến bạn thấy tri ân cuộc sống hoặc cho dù chỉ ở mức 2 hoặc 3 điều, lòng biết ơn cũng có thể đưa bạn đến một nơi hoàn toàn khác và xoay chuyển một ngày tồi tệ!
  • Tập thể dục hoặc dọn dẹp nhà cửa
    • Tôi thích giải quyết công việc bằng một buổi tập luyện tốt — sự bùng nổ của endorphin và khả năng xả hơi có thể lấy đi năng lượng tiêu cực trong ngày của tôi, ngay cả khi buổi tập chỉ diễn ra trong vài phút. Và có được thân hình cân đối hơn cũng là một điều tốt! 

Chồng mình, mỗi khi anh ấy căng thẳng hoặc cảm thấy bị áp lực bởi công việc, anh ấy sẽ đi dọn phòng để bình ổn cảm xúc của mình. Bởi vì anh ấy cảm thấy rằng dọn phòng một công việc có kết quả ngay tức khắc, khi nhìn thấy kết quả của công việc mình đã làm, tinh thần của anh ấy được xốc lên một chút để quay về lại với mớ bòng bong của chính mình.

Thật ra chỉ một chút thay đổi nhỏ khỏi vòng lặp cũng khiến tạo ra những thay đổi lớn hơn bạn ơi.

  • Sô cô la
    • Vâng, điều này có vẻ trái ngược với mục nhập cuối cùng, có vẻ như, nhưng một miếng sô cô la nhỏ rất ngon, nhâm nhi với một tách trà xanh và thư giãn yên tĩnh khỏi căng thẳng, có thể giúp tôi cảm thấy được nuông chiều và làm nên điều kỳ diệu cho mình. tâm trạng nếu vẫn thất bại. (Nó không dành cho tất cả mọi người, nhưng, ở mức độ vừa phải, điều này hoạt động tốt cho tôi, vì vậy tôi phải điền nó trong danh sách những điều tôi nghĩ nên làm! 
  • Tiếp nhận thử thách!
    • Một phần quan điểm có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong trải nghiệm của bạn về các tác nhân gây căng thẳng là vị trí kiểm soát của bạn — cho dù bạn xem tình huống của mình là ‘mối đe dọa’ hay ‘thách thức’. Nó có vẻ rõ ràng mà bạn đang trải qua, nhưng một sự thay đổi nhẹ trong cách bạn nhìn mọi thứ thực sự có thể giúp bạn đi từ cảm giác bị mắc kẹt và choáng ngợp sang cảm thấy được tiếp thêm sinh lực và quan trọng. Và điều tốt nhất về cái này là bạn có thể dùng thử trong hầu hết mọi trường hợp, một cách nhanh chóng và không cần thêm tài nguyên bên ngoài! 

Hôm nay, chính cuộc nói chuyện với người bạn tốt đã giúp tôi cảm thấy thoải mái hơn và ngồi xuống viết ra những dòng này. (thay vì chỉ tập trung vào hoàn thành công việc và cảm thấy mọi thứ tồi tệ hơn). Vậy còn bạn thì sao? Điều gì giúp bạn rũ bỏ năng lượng tiêu cực của một ‘ngày tồi tệ cho đến bây giờ’? 

Theo Verywell – Dịch: Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

The post Làm thế nào để xoay chuyển một ngày tồi tệ appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/7ANnyFE
via

Hiểu và vượt qua nỗi cô đơn – Nguyên nhân phổ biến của bệnh trầm cảm


Thường liên quan đến trầm cảm, cô đơn là một trạng thái tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và thậm chí có thể dẫn đến tử vong sớm – và nó phổ biến hơn những gì người ta có thể tưởng tượng. Một cuộc khảo sát của Cigna với 10.000 người trưởng thành cho thấy 61% cảm thấy cô đơn.

Trong một tác phẩm về Robin Williams, tờ New Yorker đã mô tả việc tự tử là “tội ác của sự cô đơn”.

Cô đơn là gì

Mặc dù tình trạng thể chất của việc ở một mình có thể dẫn đến sự cô đơn, nhưng sự cô đơn không phụ thuộc vào yếu tố này. Cô đơn là một trạng thái tâm trí mà người ta cảm thấy không mong muốn, không được yêu thương hoặc không được kết nối và coi đây là sự cô lập trong xã hội. Trạng thái tinh thần này có thể biểu hiện ngay cả khi được bao quanh bởi mọi người, nếu người ta không thể liên hệ với họ. 

Mặc dù người ta có thể cho rằng sự cô đơn chủ yếu ảnh hưởng đến dân số già, nhưng thực tế những người trưởng thành trẻ tuổi, hoặc thế hệ z, có nhiều khả năng báo cáo là cô đơn – với gần 50% tin rằng họ không có bạn thân, hoặc không có bạn bè nào cả. Sự cô đơn gia tăng ở người già sau 75 tuổi, khi sức khỏe thể chất thường bắt đầu xấu đi. 

Điều quan trọng cần lưu ý là bản thân cô đơn không phải là một trạng thái tiêu cực. Tự nguyện chọn ở một mình có thể giúp một người có thời gian nghỉ ngơi lành mạnh, cải thiện sự tập trung và dành thời gian cho việc chăm sóc bản thân. Nếu một người cảm thấy rằng sự cô lập không phải là tùy chọn cũng không phải là tối ưu, thì sự cô đơn có thể bắt đầu.

Tác động tiêu cực của sự cô đơn

Trầm cảm

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ giữa sự cô đơn và trầm cảm, và một số nghiên cứu cho biết hai nguyên nhân này ăn mòn và tồn tại lẫn nhau. Cả cô đơn và trầm cảm đều có liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc kém. 

Cô đơn và trầm cảm có thể ăn mòn lẫn nhau. (Hình ảnh: Kat Smith qua Pexels)

Theo Katherine Peters , MD, phó giáo sư thần kinh học và phẫu thuật thần kinh tại Đại học Duke, “Cô đơn có thể thay đổi quá trình hóa thần kinh của não, làm tắt các tế bào thần kinh dopamine [hormone“ cảm thấy tốt”], kích hoạt phản ứng khen thưởng và gây ra một số thoái hóa trong não khi phản ứng phần thưởng không được kích hoạt. ” 

Một nghiên cứu ở Anh về những người trên 50 tuổi bị trầm cảm cho thấy sự cô đơn là một yếu tố đối với 20% số người tham gia. Nghiên cứu của Đại học College London cũng tiết lộ rằng mức độ cô đơn ngày càng tăng sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ bị trầm cảm của một người.

Giảm khả năng miễn dịch

Cô đơn đã được chứng minh là làm tăng mức độ hormone căng thẳng – như cortisol – trong cơ thể. Những hormone này là công cụ sinh tồn quan trọng, với liều lượng nhỏ, giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, việc cung cấp liên tục cortisol sẽ làm cho nó kém hiệu quả và thay vào đó là giảm khả năng miễn dịch – khiến một người dễ mắc bệnh hơn; và tăng viêm – một yếu tố phổ biến trong nhiều bệnh mãn tính. 

Ami Rokach, Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng tại Đại học York ở Toronto, nói: “Cô đơn là một dạng căng thẳng làm suy giảm hệ thống miễn dịch. “Nếu bạn cô đơn, bạn có thể bị ốm dễ dàng hơn và mắc bệnh lâu hơn so với thông thường.” 

Tăng đau

Vì não bộ xử lý cơn đau thể chất và cảm xúc tương tự nhau, những người cô đơn có thể cảm thấy khó chịu về thể chất, đau nhức và đau đớn nói chung so với những người có mối quan hệ xã hội lành mạnh. 

Giấc ngủ bị gián đoạn

Mức độ căng thẳng và lo lắng cao hơn do cô đơn gây ra cũng ảnh hưởng đến thói quen ngủ. Theo Louise Hawkley, Tiến sĩ, nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Đại học Chicago, để ngủ ngon, chúng ta cần cảm thấy an toàn. “Những người cô đơn dễ bị cảm giác lo lắng ngầm có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của họ.”

Ngoài ra, so với những người thích các mối quan hệ xã hội lành mạnh, những người trưởng thành cô đơn có xu hướng ít tập thể dục hơn và tiêu thụ nhiều chất béo hơn, góp phần làm tăng cảm giác mệt mỏi vào ban ngày.

Suy giảm nhận thức

Cô đơn cũng có thể ảnh hưởng đến trí nhớ và học tập . Martina Luchetti, Tiến sĩ, trợ lý giáo sư khoa học hành vi và y học xã hội tại Đại học Y khoa tại Đại học Bang Florida, nhận thấy sự cô đơn “liên quan đến việc giảm yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, một loại protein rất quan trọng đối với sức khỏe tế bào thần kinh, nhận thức và trí nhớ.” 

Nghiên cứu của bà đã tiết lộ mối liên hệ giữa sự cô đơn và giảm hiệu suất nhận thức, làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ đối với người cao tuổi.  

Hành vi tự hủy hoại bản thân

Căng thẳng cảm xúc của sự cô đơn có thể khiến người ta tìm cách giải tỏa hành vi tự hủy hoại bản thân, chẳng hạn như lạm dụng chất kích thích hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh; trốn tránh các cơ hội xã hội; hoặc đưa ra quyết định kém dựa trên hình ảnh tiêu cực về bản thân.

Những người cô đơn cũng có nhiều khả năng bị lão hóa sớm hơn, vì các quá trình tế bào bị ảnh hưởng ở nhiều cấp độ. Một số nghiên cứu so sánh tác hại của sự cô đơn với việc hút thuốc. 

Việc ‘truyền nghề’, chia sẻ kỹ năng của bạn có thể là một trải nghiệm ấm lòng cho cả bạn và người nhận. (Hình ảnh: Alex Green qua pexels)

Vượt qua nỗi cô đơn

Mặc dù sự cô đơn là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến một loạt các cá nhân, nhưng tình hình phần lớn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chấp nhận một thái độ tích cực hơn và điều chỉnh các thói quen xã hội của chúng ta đều có thể nới lỏng các ràng buộc của sự cô đơn.

Trau dồi sự tự tin và lòng trắc ẩn

Nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, hãy tử tế hơn với chính mình. Đừng tập trung vào những lỗi lầm của bạn để biện minh cho trạng thái không vui của bạn. Thừa nhận những thất bại của bạn rất hữu ích ở chỗ nó khuyến khích bạn cải thiện, nhưng việc nhúng tay vào nó có thể dẫn đến việc tự trách bản thân một cách hủy hoại hoặc tự thương hại vô ích. Thay vào đó, hãy tìm cách chăm sóc bản thân và những chuyển hướng lành mạnh. 

Cung cấp cho mình các công cụ thể chất để khỏe mạnh: thực phẩm bổ dưỡng, ngủ đủ giấc và hoạt động hấp dẫn. Dành thời gian để theo đuổi một sở thích thỏa mãn hoặc học một kỹ năng mới. Ngoài việc khiến bạn mất tập trung khỏi cảm xúc đau khổ, những điều này cũng có thể kết nối bạn với những người khác có cùng sở thích với bạn.

Hãy nhớ rằng chuyển hướng kỹ thuật số đang và rất lớn là một thảm họa đối với những người cô đơn, vì vậy hãy đảm bảo duy trì các hoạt động của bạn trong lĩnh vực vật chất. 

Thiết lập lại/ phát triển các mối quan hệ hiện có 

Có lẽ bạn đã xa rời một số bạn bè hoặc gia đình, hoặc bạn đã để một số khác biệt dẫn đến sự rạn nứt oán giận. Trong khi các mối quan hệ mới có thể thú vị và mãn nguyện, những người đã biết bạn lâu nhất có khả năng hiểu bạn rõ nhất. Nếu có những người mà bạn có thể tin tưởng và chia sẻ cởi mở trong các mối quan hệ hiện tại của mình, đó là những người rất đáng được gìn giữ và củng cố. 

Đừng ngại liên hệ khi bạn cần ai đó trò chuyện. Rất có thể, bạn sẽ rạng rỡ hơn so với ngày của chính mình.

Lòng tốt và sự hào phóng là cách tốt nhất để tạo ra những kết nối có ý nghĩa. Hãy thử tình nguyện dành thời gian của bạn để giúp đỡ người khác. (Hình ảnh: RODNAE Productions qua pexels)

Tình nguyện viên

Giúp đỡ người khác là một cách tuyệt vời để mang lại cảm giác có mục đích trong cuộc sống của bạn. Có nhiều cơ hội cho các loại hình dịch vụ cộng đồng khác nhau. Từ việc cho người vô gia cư ăn cho đến dạy một lớp học về điều gì đó bạn giỏi, bất kỳ hình thức nào của lòng vị tha đều tốt cho tâm hồn. 

Bản thân công việc có thể khiến bạn hài lòng, nhưng bạn cũng có thể trải nghiệm cảm giác cộng đồng mạnh mẽ và lòng biết ơn sâu sắc hơn đối với nhiều món quà trong cuộc sống mà bạn có thể đã coi thường.

Tham gia một lớp học hoặc câu lạc bộ

Sự cô đơn cũng có thể phát triển khi những người bạn thân thiết không có chung sở thích với bạn. Nếu đúng như vậy, có thể đã đến lúc tham gia một câu lạc bộ hoặc tham gia một lớp học giúp bạn gắn kết với những người cùng tham gia.

Kiểm tra thư viện công cộng, trường cao đẳng cộng đồng hoặc các công viên tiểu bang của bạn để xem họ phải cung cấp những gì. Nếu không có vấn đề gì xảy ra, hãy cân nhắc thành lập nhóm của riêng bạn. Bạn có thể ngạc nhiên về số lượng người có thể liên quan đến bạn và niềm đam mê của bạn.

Trở thành thành viên của một nhóm sẽ mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc, trong khi hoạt động sẽ thu hút tinh thần và thể chất của bạn và mang lại cho bạn điều gì đó đáng mong đợi. 

Được gọi là “người bạn tốt nhất của con người” vì lý do chính đáng, chó là người bạn đồng hành tuyệt vời và đáng yêu. (Hình ảnh: smerikal qua Flickr CC BY-SA 2.0)

Nhận nuôi một con vật cưng

Một bài báo năm 2020 của Jackie Rocheleau đã thảo luận về nhiều cách mà vật nuôi có lợi để giảm bớt sự cô đơn. Đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, khi sự tiếp xúc của con người bị ảnh hưởng nặng nề, động vật đảm bảo cảm giác gần gũi quan trọng cho chủ sở hữu vật nuôi – ước tính khoảng 50% dân số.  

Mặc dù chó và mèo là những sinh vật phổ biến và dễ thương nhất để chia sẻ ngôi nhà của bạn, nhưng việc tiếp nhận bất kỳ sinh vật nào cũng có thể mang lại cho chúng ta ý thức nuôi dưỡng về trách nhiệm. Kiến thức đơn giản rằng thú cưng của bạn phụ thuộc vào bạn sẽ nâng cao lòng tự trọng của bạn và giúp giảm thiểu cảm giác tiêu cực như tủi thân và tuyệt vọng.

Ngoài việc là một nguồn đáng tin cậy của tình yêu thương vô điều kiện, thú cưng còn có thể kết nối bạn với những người khác. Dẫn chó đi dạo hoặc thậm chí mua thức ăn cho cá sẽ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ những người khác có cùng sở thích. 

Nếu vật nuôi không phải là một khả năng, hãy xem xét các loại cây để giúp lấp đầy khoảng trống của bạn. Đáp ứng một cách lặng lẽ, cây trồng trong nhà có thể mang lại nhiều niềm vui và sự quan tâm cho một hộ gia đình. Bắt đầu với những giống cây dễ chăm sóc, để tránh thất vọng khi mất đi người bạn đồng hành mới của bạn. Khi bạn trở nên hòa hợp với nhu cầu của thực vật, bạn có thể phát hiện ra ngón tay cái màu xanh lá cây của mình và thấy mình đang sống trong một khu rừng thực sự.

Nói chuyện với người lạ

Cuối cùng, hãy nhớ rằng tất cả chúng ta đều là một phần của một tổng thể lớn hơn, và chúng ta có nhiều điểm tương đồng hơn là sự khác biệt. Mọi người đều có phần lỗi của mình, vì vậy việc tha thứ cho cả bản thân và người khác là điều cần thiết. Thể hiện lòng tốt và sự quan tâm đến mọi người bạn gặp có thể cải thiện tình cảm của bạn và làm cho cả ngày của bạn và họ tươi sáng hơn một chút.

Minh Anh dịch

Có thể bạn quan tâm:

The post Hiểu và vượt qua nỗi cô đơn – Nguyên nhân phổ biến của bệnh trầm cảm appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/fn8swue
via

Lợi ích sức khỏe của ánh sáng mặt trời mà bạn nên biết


Đón ánh sáng mặt trời vào buổi sáng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, tăng cường sức khỏe cho bạn. Với sự hiện diện đầy đủ của ánh nắng mỗi ngày, có vẻ như đó là điều hiển nhiên và quá bình thường đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đã có những nghiên cứu khoa học đưa ra được bằng chứng chứng minh lợi ích của ánh sáng mặt trời, đặc biệt nếu bạn bị rối loạn nhịp sinh học. Đó là do nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể, vì ánh sáng mặt trời có thể làm bạn ấm lên
  • Sản xuất hormone căng thẳng cortisol vào buổi sáng
  • Tăng mức độ của hormone serotonin, chất quan trọng để ngủ

Vậy lợi ích của ánh sáng mặt trời như thế nào, chúng ta hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Ánh sáng giúp ích như thế nào

Ánh sáng là sự kiểm soát chính của chu kỳ ngày-đêm của chúng ta, ảnh hưởng đến mọi thứ, từ nhiệt độ cơ thể đến quá trình trao đổi chất đến giấc ngủ. Nếu không có nó, cơ thể của chúng ta sẽ chạy trên một mô hình được xác định bởi di truyền của chúng ta (được gọi là tau).

Mô hình được xác định bởi di truyền của bạn (tau) có thể không khớp chính xác với chu kỳ 24 ngày đêm chi phối cách xã hội của chúng ta hoạt động và theo thời gian, sự khác biệt hàng ngày có thể tăng lên. Con người cũng có những khuynh hướng tự nhiên quyết định thời điểm họ muốn ngủ nhất, với khoảng 10% số người là cú đêm.

Như bất kỳ ai đã từng làm việc theo ca đều biết, khi thời gian ngủ đi ngược lại với các nghĩa vụ xã hội của bạn (chẳng hạn như công việc, trường học và cuộc sống gia đình), đó có thể là một cuộc vật lộn.

Nếu bạn ngủ quên và thức dậy muộn, bạn có thể mắc hội chứng giai đoạn ngủ muộn. Ngược lại, ngủ gật và thức dậy quá sớm có thể là do hội chứng giai đoạn ngủ nâng cao . Mỗi tình trạng này có thể được giúp đỡ bằng cách tiếp xúc với ánh sáng đúng lúc và sử dụng melatonin để điều trị.

Tiếp xúc với ánh sáng cũng có thể hữu ích ở những người bị khó ngủ do mất ngủ bằng cách giúp điều chỉnh giấc ngủ và sự tỉnh táo.

Liệu pháp ánh sáng

Liệu pháp ánh sáng, còn được gọi là quang trị liệu , đã được nghiên cứu liên quan đến nhiều tình trạng y tế, bao gồm:

  • Mất ngủ
  • Rối loạn nhịp điệu tuần hoàn
  • Bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer
  • bệnh Parkinson
  • Trầm cảm
  • Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
  • Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
Lợi ích sức khỏe của ánh sáng mặt trời mà bạn nên biết
Tận hưởng ánh nắng đầu ngày có thể giúp thay đổi tâm trạng của bạn. (Ảnh jcomp trên Freepik.com)

Tác động của ánh sáng đối với sinh lý học đã được chứng minh một cách khoa học. Tuy nhiên, loại và thời điểm tiếp xúc với ánh sáng rất quan trọng và tất cả ánh sáng không được coi là như nhau. Ánh sáng nhân tạo không có tác dụng tương tự như ánh sáng mặt trời không được lọc.

7 lợi ích của ánh sáng mặt trời

Cải thiện giấc ngủ của bạn

Cơ thể bạn tạo ra một loại hormone gọi là melatonin rất quan trọng để giúp bạn ngủ. Vì cơ thể bạn bắt đầu sản sinh ra chất này khi trời tối, bạn thường bắt đầu cảm thấy buồn ngủ hai giờ sau khi mặt trời lặn, đó là một trong những lý do khiến cơ thể chúng ta thức khuya tự nhiên vào mùa hè.

Nghiên cứu chỉ ra rằng một giờ ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Ánh nắng mặt trời điều chỉnh nhịp sinh học của bạn bằng cách cho cơ thể biết khi nào cần tăng và giảm mức melatonin. Vì vậy, bạn càng có thể tiếp xúc với ánh sáng ban ngày nhiều hơn, cơ thể bạn sẽ sản xuất melatonin tốt hơn khi đến giờ đi ngủ.

Giảm căng thẳng

Melatonin cũng làm giảm phản ứng căng thẳng và ở bên ngoài sẽ giúp cơ thể bạn điều chỉnh melatonin một cách tự nhiên, có thể giúp giảm mức độ căng thẳng của bạn. Ngoài ra, vì bạn thường vận động khi ra ngoài (đi bộ, vui chơi, v.v.), bài tập bổ sung đó cũng giúp giảm căng thẳng.

Duy trì xương chắc khỏe

Một trong những cách tốt nhất (và dễ nhất) để có được vitamin D là đi ra ngoài. Cơ thể chúng ta sản xuất vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời — khoảng 15 phút dưới ánh nắng mặt trời mỗi ngày là đủ nếu bạn có làn da trắng. Và vì Vitamin D giúp cơ thể bạn duy trì canxi và ngăn ngừa xương giòn, mỏng hoặc biến dạng, nên việc ngâm mình dưới ánh nắng mặt trời có thể chỉ là những gì bác sĩ chỉ định.

Giúp giảm cân

Ra ngoài 30 phút vào khoảng từ 8 giờ sáng đến trưa có liên quan đến việc giảm cân. Tất nhiên, có thể là các yếu tố khác dẫn đến điều này, nhưng có vẻ như có mối liên hệ giữa ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm và việc giảm cân.

Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn

Vitamin D cũng rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch của bạn, và với việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời, bạn có thể giúp tăng cường nó. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tật, nhiễm trùng, một số bệnh ung thư và tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật.

Chống lại bệnh trầm cảm

Nó không chỉ ở trong đầu bạn; Có một lý do khoa học là ở dưới ánh nắng mặt trời giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Ánh nắng mặt trời làm tăng mức độ serotonin trong cơ thể bạn, một chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng và giúp bạn bình tĩnh và tập trung. Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của rối loạn cảm xúc theo mùa – một sự thay đổi tâm trạng thường xảy ra vào các tháng mùa thu và mùa đông khi có ít giờ ban ngày hơn.

Giúp bạn sống lâu hơn

Một nghiên cứu theo dõi 30.000 phụ nữ Thụy Điển tiết lộ rằng những người dành nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời hơn sống lâu hơn từ 6 tháng đến 2 năm so với những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hơn. Nhiều nghiên cứu cần được thực hiện trong lĩnh vực này, nhưng đó là điều mà các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu.

Tất nhiên, một chút ánh nắng mặt trời có thể đi một chặng đường dài (và quá nhiều sẽ có hại cho làn da của chúng ta). Tùy thuộc vào màu da của bạn, các nhà khoa học ước tính cơ thể bạn có thể sản xuất vitamin D trong khoảng 5 đến 30 phút dưới ánh nắng mặt trời. Nếu bạn đang thoa kem chống nắng, bạn có thể không tạo ra nhiều vitamin D. Nếu bạn đang ở ngoài trời để cung cấp một số vitamin D cần thiết, đừng để da trần lâu hơn 5 đến 30 phút.

Liệu pháp ánh sáng buổi sáng

Đối với hầu hết mọi người, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là có lợi nhất nếu nó xảy ra vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, thường là trong vòng một giờ đầu tiên sau khi bò ra khỏi giường.

Tốt nhất bạn nên dành từ 30 đến 45 phút để ánh nắng tiếp xúc trực tiếp vào mắt. Không đeo kính che nắng hoặc kính râm. Ánh sáng mặt trời được lọc qua khung cửa sổ có thể không có tác dụng tương tự.

Nếu bạn lo lắng về những ảnh hưởng đến làn da của mình, bạn có thể thoa kem chống nắng. Tuy nhiên, thông thường, ánh sáng mặt trời có phần ít gay gắt hơn vào buổi sáng, có nghĩa là nó ít gây nguy cơ làm tổn thương da của bạn hơn. Sử dụng phán đoán tốt nhất của bạn để xác định mức độ bảo vệ nào là cần thiết cho bạn.

Lưu ý khi tiếp xúc ánh nắng

Thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Trong vòng một giờ sau khi thức dậy
  • 30-45 phút
  • Không có kính râm, kính che mặt
  • Ánh sáng trực tiếp, không qua kính
  • Sử dụng kem chống nắng không phải là một vấn đề

Đưa phơi nắng vào lịch trình hàng ngày của bạn

Một cách tuyệt vời để tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng là đi dạo vì bạn cũng đang hoạt động thể chất. Ngoài ra, bạn có thể ngồi trên sân trong khi đọc báo buổi sáng hoặc ăn sáng, miễn là ánh sáng chiếu thẳng vào mắt bạn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày u ám với những đám mây? Ngay cả khi được lọc qua mây hoặc mưa, ánh sáng mặt trời vẫn tiếp tục phát huy tác dụng của nó.

Giữ một lịch trình đều đặn, với thời gian thức dậy phù hợp cùng với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như một phần của việc đi bộ buổi sáng, là một sự kết hợp cực kỳ hữu ích. Những kịch bản này là lý tưởng và sẽ không phù hợp với cuộc sống của mọi người, hàng ngày, quanh năm. Hãy tìm những cách thiết thực để đưa liệu pháp ánh sáng vào thói quen của bạn một cách nhất quán.

Lợi ích sức khỏe của ánh sáng mặt trời mà bạn nên biết
Hãy đưa việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời trở thành một phần trong lịch trình của bạn (Ảnh: evening_tao trên Freepik.com)

Ví dụ, nếu buổi sáng nhàn nhã trên sân không phải là một lựa chọn, bạn có thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời với lượng nhỏ hơn bằng cách mở cửa sổ, khi thời tiết cho phép, trong khi bạn chuẩn bị đi học hoặc đi làm hoặc khi lái xe.

Liệu pháp ánh sáng là một phương pháp trị liệu

Một điều tuyệt vời về liệu pháp ánh sáng là nó có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả mà không cần đơn thuốc, cuộc hẹn, hoặc nếu bạn sử dụng ánh nắng mặt trời, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn.

Nếu bạn khó ngủ ngon vào ban đêm, đặc biệt là với chứng mất ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học, hãy thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng. Bạn có thể thấy rằng giấc ngủ và chức năng ban ngày của bạn được cải thiện đáng kể, và điều đó có thể có tác động tích cực lớn đến cuộc sống của bạn.

Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

The post Lợi ích sức khỏe của ánh sáng mặt trời mà bạn nên biết appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/WzrJOUQ
via

6 cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày của bạn


Cách bạn dành buổi sáng có thể thêm một hương vị nhất định cho phần còn lại trong ngày của bạn. Khi mọi thứ bắt đầu cảm thấy căng thẳng, bạn có thể trải qua “vòng xoáy đi xuống” của các sự kiện tiêu cực và phản ứng căng thẳng. (Nếu điều này đã xảy ra với bạn hôm nay, hãy học cách xoay chuyển một ngày tồi tệ).

Ngược lại, nếu bạn bắt đầu một ngày của mình từ một nơi cảm thấy tập trung, bạn sẽ có thể xử lý tốt hơn những gì đến và tận hưởng phần còn lại trong ngày của mình một cách trọn vẹn hơn.

Dưới đây là một số thói quen sống lành mạnh để kết hợp vào thói quen buổi sáng của bạn có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với căng thẳng mà bạn gặp phải. Hãy thử một hoặc một số và thử nghiệm cho đến khi bạn tìm thấy thứ phù hợp với mình.

Bật một số bản nhạc

Liệu pháp âm nhạc đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng và có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Bạn không cần một nhà trị liệu để tận hưởng một số lợi ích mà âm nhạc mang lại.

Nghe nhạc khi bạn đã sẵn sàng và bắt đầu ngày mới sẽ tạo ra năng lượng tích cực và cảm giác yên bình nhẹ nhàng (hoặc cảm giác vui vẻ nếu bạn chơi nhạc tiệc tùng).

Âm nhạc có thể bổ sung cho các thói quen sống lành mạnh khác, thêm cảm giác yên bình cho buổi tập yoga, tạo sức bật cho bước đi của bạn vào buổi sáng hoặc kích thích tâm trí khi bạn viết nhật ký.

Thư giãn trong phòng tắm 

Nhiều người trong chúng ta tắm vào buổi sáng mặc dù chúng ta thường vội vã đi qua vì chúng ta cần bắt đầu ngày mới. Tại sao không dành thêm vài phút và bắt đầu suy nghĩ đúng đắn?

Khi bạn để nước ấm thả lỏng cơ bắp, hãy nghĩ về những khả năng ở phía trước, nghĩ về những gì bạn phải biết ơn trong cuộc sống và ghi nhớ cảm giác thanh thản này.

Khi bạn gặp phải những thử thách trong ngày, chỉ cần nghĩ lại cảm giác thư thái này. Bạn có thể tiếp cận những tác nhân gây căng thẳng của mình từ một nơi tập trung hơn.

Uống trà xanh 

Nhấm nháp một tách trà ấm là một hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp bạn chuẩn bị cho ngày mới và cảm thấy được nuôi dưỡng. Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, vì vậy nó là một lựa chọn lối sống lành mạnh  ngon miệng .

Ăn sáng cân bằng

Nếu bạn thường bắt đầu một ngày với một chiếc bánh mì tròn và cà phê, hãy biết rằng bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì một lý do rất chính đáng.

Một bữa ăn lành mạnh vào buổi sáng có thể cân bằng lượng đường trong máu của bạn và cung cấp cho bạn nguồn dinh dưỡng cần thiết để xử lý căng thẳng về thể chất và tinh thần.

Nếu không có bữa sáng, bạn sẽ kém kiên cường hơn, cả về thể chất và tinh thần. Hãy đảm bảo có nhiều protein và trái cây, không chỉ có caffein và calo rỗng!

Viết trong nhật ký của bạn

Viết nhật ký có nhiều lợi ích về sức khỏe và quản lý căng thẳng, đồng thời cũng có thể giúp tăng cường nhận thức về bản thân. Viết một lần mỗi ngày có thể giúp bạn cảm thấy tập trung, xử lý cảm xúc tiêu cực và giải quyết vấn đề.

Hãy dành vài phút để suy ngẫm về những gì bạn thích trong ngày hôm trước, tập trung vào những gì bạn hy vọng đạt được trong ngày tới hoặc chỉ viết về những gì bạn biết ơn ngay bây giờ. 

Đi bộ buổi sáng

Đi bộ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng lợi ích quản lý căng thẳng thực tế chỉ là nước thịt! Đi bộ buổi sáng có thể giúp bạn sẵn sàng cho một ngày mới, giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, giảm mức độ căng thẳng và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh về sức khỏe. Nếu bạn mang theo một chú chó, bạn cũng sẽ bị thu hút bởi sự chú ý của bạn!

Theo Verywell – Dịch: Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

The post 6 cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày của bạn appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/GSXOgmU
via

Làm thế nào để cải thiện sự tự chủ của bạn?


Tự chủ là khả năng điều chỉnh và thay đổi phản ứng của bạn để tránh những hành vi không mong muốn, tăng những hành vi mong muốn và đạt được mục tiêu dài hạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở hữu sự tự chủ có thể quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc.

Những mục tiêu chung như tập thể dục thường xuyên, ăn uống cân bằng, năng suất hơn, từ bỏ thói quen xấu và tiết kiệm tiền chỉ là một vài tham vọng đáng giá thường đòi hỏi sự tự chủ để đạt được.

Bài viết này thảo luận về cách thức tự kiểm soát được định nghĩa, tại sao điều đó lại quan trọng và một số lợi ích sức khỏe của việc kiểm soát bản thân. Nó cũng bao gồm cách cải thiện bản thân và khả năng quản lý hành vi của bạn và chống lại sự cám dỗ.

Tự kiểm soát là gì?

Mọi người sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ sự tự chủ, bao gồm kỷ luật, quyết tâm, gan góc, ý chí và sự kiên cường.

Các nhà tâm lý học thường định nghĩa sự tự chủ là:

  • Khả năng kiểm soát hành vi để tránh bị cám dỗ và đạt được mục tiêu
  • Khả năng trì hoãn sự hài lòng và chống lại các hành vi hoặc sự thúc giục không mong muốn
  • Một nguồn tài nguyên hạn chế có thể bị cạn kiệt

Một số nhà nghiên cứu tin rằng khả năng tự kiểm soát một phần được quyết định bởi di truyền, với một số người sinh ra đã giỏi hơn những người khác.

Tầm quan trọng của sự tự chủ

Tự chủ quan trọng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày của bạn? Một cuộc khảo sát về Căng thẳng ở Mỹ do Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA) thực hiện cho thấy 27% người được hỏi xác định sự thiếu ý chí là yếu tố chính khiến họ không thể đạt được mục tiêu của mình. Đa số người được khảo sát (71%) tin rằng có thể vừa học vừa tăng cường khả năng tự chủ.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có khả năng kiểm soát bản thân tốt hơn có xu hướng khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong một thí nghiệm có ảnh hưởng, những học sinh thể hiện tính tự giác cao hơn sẽ có điểm số tốt hơn, điểm bài kiểm tra cao hơn và có nhiều khả năng được nhận vào một chương trình học tập cạnh tranh hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi nói đến thành công trong học tập, sự tự chủ là một yếu tố quan trọng hơn điểm số IQ.

Lợi ích của sự tự chủ không chỉ giới hạn ở kết quả học tập. Một nghiên cứu sức khỏe dài hạn cho thấy mức độ tự chủ cao trong thời thơ ấu dự đoán sức khỏe tim mạch, hô hấp và răng miệng tốt hơn ở tuổi trưởng thành, cũng như cải thiện tình trạng tài chính.

Trì hoãn sự hài lòng

Khả năng trì hoãn sự hài lòng hoặc chờ đợi để đạt được điều bạn muốn là một phần quan trọng của sự tự chủ. Mọi người thường có thể kiểm soát hành vi của mình bằng cách trì hoãn việc thỏa mãn những thôi thúc của họ.

Ví dụ, một người muốn tham dự một buổi hòa nhạc đắt tiền có thể tránh tiêu tiền của họ cho những chuyến đi mua sắm cuối tuần. Họ muốn vui chơi, nhưng họ biết rằng bằng cách chờ đợi và tiết kiệm tiền của mình, họ có thể chi trả cho buổi hòa nhạc phấn khích thay vì chuyến đi mua sắm hàng ngày.

Trì hoãn sự hài lòng bao gồm việc từ bỏ những mong muốn ngắn hạn để chuyển sang phần thưởng dài hạn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng trì hoãn sự hài lòng không chỉ quan trọng đối với việc đạt được mục tiêu mà còn đối với hạnh phúc và thành công chung trong cuộc sống.

Kiểm tra Marshmallow

Nhà tâm lý học Walter Mischel đã tiến hành một loạt các thí nghiệm nổi tiếng trong suốt những năm 1960 và 1970 nhằm điều tra tầm quan trọng của việc trì hoãn sự hài lòng. Trong các thí nghiệm này, trẻ em được đưa ra một lựa chọn: Chúng có thể chọn ăn một món ngay lập tức (thường là bánh quy hoặc kẹo dẻo), hoặc chúng có thể đợi một khoảng thời gian ngắn để có được hai phần.

Tại thời điểm này, nhà nghiên cứu sẽ để đứa trẻ một mình trong phòng với một lần điều trị duy nhất. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều đứa trẻ chọn ăn một món duy nhất vào thời điểm những người thử nghiệm rời khỏi phòng. Tuy nhiên, một số đứa trẻ đã có thể chờ đợi lần thứ hai.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ có khả năng trì hoãn sự hài lòng để nhận được phần thưởng lớn hơn cũng có nhiều khả năng có kết quả học tập tốt hơn những đứa trẻ bị cám dỗ ngay lập tức.

Hệ thống “Nóng và Mát”

Dựa trên nghiên cứu của mình, Mischel đề xuất cái mà ông gọi là hệ thống “nóng và mát” để giải thích khả năng trì hoãn sự hài lòng. Hệ thống nóng đề cập đến phần sức mạnh ý chí của chúng ta là cảm xúc và bốc đồng và thúc giục chúng ta hành động theo mong muốn của mình. Khi hệ thống này tiếp quản, chúng ta có thể nhượng bộ những ham muốn nhất thời của mình và hành động một cách hấp tấp mà không tính đến những tác động lâu dài có thể xảy ra.

Hệ thống mát mẻ là một phần của sức mạnh ý chí của chúng ta, có lý trí và suy nghĩ, cho phép chúng ta xem xét hậu quả của hành động của mình để chống lại những thôi thúc của chúng ta. Hệ thống tuyệt vời giúp chúng ta tìm cách đánh lạc hướng chúng ta khỏi những thôi thúc và tìm ra những cách thích hợp hơn để giải quyết những mong muốn của chúng ta.

Tóm tắt lại

Khả năng trì hoãn sự hài lòng có liên quan đến một số lợi ích, bao gồm cả việc đạt được mục tiêu tốt hơn và kết quả cuộc sống tích cực. Tìm cách đánh lạc hướng bản thân khỏi cám dỗ có thể giúp bạn củng cố khả năng trì hoãn sự hài lòng.

Cạn kiệt bản ngã

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tự chủ là một nguồn lực hạn chế. Về lâu dài, việc rèn luyện tính tự chủ có xu hướng tăng cường sức mạnh. Thực hành kiểm soát bản thân cho phép bạn cải thiện nó theo thời gian. Tuy nhiên, khả năng tự chủ trong ngắn hạn còn hạn chế.

Tập trung toàn bộ khả năng tự chủ của bạn vào một mục tiêu khiến việc thực hiện khả năng tự chủ của bạn trong các nhiệm vụ tiếp theo trong cả ngày trở nên khó khăn hơn.

Các nhà tâm lý học gọi xu hướng này là sự suy giảm bản ngã. Điều này xảy ra khi mọi người sử dụng hết nguồn sức mạnh ý chí của họ vào một nhiệm vụ, khiến họ không thể tập trung bất kỳ sự tự chủ nào để hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo.

Lợi ích sức khỏe của sự tự chủ

Tự chủ cũng rất quan trọng để duy trì các hành vi lành mạnh. Bạn ăn gì vào bữa sáng, tần suất tập luyện và liệu bạn có lịch trình ngủ phù hợp hay không đều là những quyết định có thể bị ảnh hưởng bởi mức độ kiểm soát bản thân của bạn.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng kiểm soát bản thân có thể có một số ảnh hưởng tiềm ẩn đến sức khỏe và hạnh phúc. Một nghiên cứu theo chiều dọc cho thấy những người trưởng thành có khả năng tự chủ nhiều hơn trong thời thơ ấu:

  • Tắc nghẽn luồng không khí
  • Tăng viêm
  • Bất thường về trao đổi chất
  • Bệnh nha chu
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Phụ thuộc chất kích thích hoặc nghiện thuốc lá, rượu hoặc cần sa

Trong khi rõ ràng rằng sự tự chủ là rất quan trọng để duy trì các hành vi lành mạnh, một số chuyên gia tin rằng việc nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của sức mạnh ý chí có thể gây tổn hại.

Niềm tin rằng chỉ tự chủ có thể giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình có thể khiến mọi người đổ lỗi cho bản thân khi sức khỏe của họ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ. Nó cũng có thể dẫn đến cảm giác bất lực. Nếu mọi người cảm thấy rằng họ không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi tình huống, họ có thể nhanh chóng bỏ cuộc hoặc đơn giản là ngừng cố gắng khi đối mặt với những trở ngại.

Động lực và Giám sát

Theo nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu Roy Baumeister, thiếu ý chí không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu. Nếu bạn đang làm việc hướng tới một mục tiêu, ba thành phần quan trọng phải có mặt: 11

  • Cần có mục tiêu rõ ràng và động lực để thay đổi . Có một mục tiêu không rõ ràng hoặc quá chung chung (chẳng hạn như “trở nên mạnh mẽ hơn”) và không đủ động lực có thể dẫn đến thất bại. Bạn có nhiều khả năng đạt được mục tiêu được xác định rõ ràng (chẳng hạn như ép ghế dài 150 pound) với một động lực cụ thể.
  • Bạn cần theo dõi các hành động của mình để đạt được mục tiêu. Chỉ đơn giản đặt mục tiêu là không đủ. Bạn cần theo dõi hành vi của mình mỗi ngày để đảm bảo rằng bạn đang làm những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu của mình.
  • Bạn cần phải có ý chí kiên cường . Có thể kiểm soát hành vi của bạn là một phần quan trọng để đạt được bất kỳ mục tiêu nào. May mắn thay, nghiên cứu cho thấy rằng có những bước mọi người có thể thực hiện để tận dụng tối đa sức mạnh ý chí sẵn có của họ.

Tóm tắt lại

Ý chí không thôi không quyết định bạn có đạt được mục tiêu hay không. Một loạt các yếu tố khác, bao gồm động lực và khả năng theo dõi sự tiến bộ của bạn, cũng đóng một vai trò quan trọng.

Theo Verywell – Dịch: Minh Anh

Có thể bạn quan tâm:

The post Làm thế nào để cải thiện sự tự chủ của bạn? appeared first on Thân giáo.

from Thân giáo https://ift.tt/7B0r6AL
via